Học online năm học mới: Khó khăn đủ đường
Mùa tựu trường không thể nào quên Năm học mới tạm dừng đến trường, không dừng việc học Giữ đôi mắt trẻ trong mùa dịch |
Nhà trường bối rối
Ngày 1/9, hơn 600.000 học sinh bậc Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến.
Ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4) cho biết, để chuẩn bị cho chương trình học online, từ trước đó một tuần trường đã triển khai công việc, hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm trực tuyến. Dù đã quen với hình thức trực tuyến từ năm học trước, nhưng cả các giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn vì mọi việc đều thực hiện ngay từ đầu, nhà trường và phụ huynh, học sinh không thể gặp nhau để trao đổi.
"Nhiều học sinh hiện vẫn chưa có sách giáo khoa, một số gia đình có nhiều con học online cũng không đủ điện thoại, máy tính để học. Trường đã tập hợp nguồn sách giáo khoa điện tử để gửi cho học sinh dùng tạm thời gian này", ông Đảo nói.
Được biết, trong ngày nhập học đầu tiên, các giáo viên và học sinh chủ yếu làm quen với nhau, qua đó ghi nhận thông tin về gia đình học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Sau đó, giáo viên sẽ bắt đầu củng cố kiến thức năm học cũ trước khi dạy kiến thức mới. Tuy nhiên, ở nhiều trường ghi nhận tình trạng thiếu học sinh nhập học. Ngoài ra các học sinh chuyển cấp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo viên và cách học mới.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh, từ chiều 31/8, Sở đã có văn bản gửi Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; trường phổ thông nhiều cấp học về hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học đầu năm học 2021 - 2022.
Sở yêu cầu, các đơn vị chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tổ chức dạy học trên Internet, hỗ trợ học sinh không thể tham gia học tập trên Internet. Xây dựng kịch bản tổ chức dạy học: trực tuyến, trực tuyến - trực tiếp, trực tiếp nhằm linh động ứng phó trước tình hình dịch bệnh. Xây dựng các phương án tổ chức hoạt động dạy học cho các đối tượng học sinh.
Trước tình trạng nhiều học sinh thiếu thiết bị học tập, Sở cũng yêu cầu từ ngày 1/9 - 4/9, các trường chuẩn bị, lập danh sách học sinh không thể tham gia học tập trên Internet, hỗ trợ học sinh đang gặp khó khăn.
Năm nay, học sinh thành phố Hồ Chí Minh sẽ học online cả học kỳ 1. |
Các trường học trên địa bàn thành phố cũng không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trong thời gian từ ngày 6- 18/9/2021. Triển khai các chủ đề dạy học trên Internet, gửi tài liệu hướng dẫn cho học sinh học tập tại nhà.
Sở cũng yêu cầu giáo viên chọn lựa những chủ đề, những môn học mà học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn để bố trí thời khóa biểu trực tuyến; Tuyệt đối không sắp xếp thời khóa biểu trực tuyến giống hoàn toàn với thời khóa biểu học khi trực tiếp.
Trước đó, để chia sẻ khó khăn với phụ huynh trong tình hình dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý miễn học phí học kỳ 1 (năm học 2021- 2022) cho học sinh các trường công lập.
Không đủ thiết bị học tập
Dịch Covid-19 ập đến khi năm học cũ chưa kịp kết thúc, sau đó là thời gian phong tỏa kéo dài đến 3 tháng liên tiếp, vì vậy nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh chưa kịp mua sách vở, đồ dùng học tập cho con.
"Tôi chưa kịp mua đủ bộ sách vở cho 3 con, tôi đã đặt mua bộ sách mới nhưng lúc nào cũng thấy báo hết hàng, phải đi xin sách cũ nhưng cũng chỉ được một vài quyển cơ bản", chị Phan Thị Mỹ Hồng - phụ huynh ở Quận 12 chia sẻ.
Trên các nhóm cộng đồng dân cư, nhiều cha mẹ đăng tải hàng loạt bài đăng xin sách, mua sách sát ngày nhập học. "Sách các cấp còn dễ, chứ sách lớp 1 thì phải mua mới, mà tôi đặt khắp nơi không ai chịu giao. Hôm nay gặp thầy cô, tôi đã báo với nhà trường để nhờ trợ giúp đặt mua sách mới", anh Kiều Quân (ngụ Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết.
Bên cạnh việc không mua được sách mới, nhiều gia đình còn rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì nhà đông con nhưng chỉ có 2 chiếc điện thoại và không có máy tính. Các phụ huynh chia sẻ chưa biết cho con học online như thế nào.
Trên một số cộng đồng dân cư, các phụ huynh ráo riết đi xin sách để cho con học. |
Anh Vũ Văn Hùng (ngụ hẻm 496 Dương Quảng Hàm, phường 6, quận Gò Vấp) chia sẻ, anh làm nghề thợ hàn, vợ bán hàng ở chợ nhưng từ ngày nghỉ dịch, gia đình anh không làm ra tiền. Hoàn cảnh gia đình cũng không khá giả khi đang ở trọ, mỗi tháng phải đóng gần 4 triệu tiền nhà.
"Dịch này chủ trọ hỗ trợ cho nửa tiền phòng, còn ăn uống phải xin túi an sinh và tiền trợ cấp của Nhà nước, giờ 3 đứa con đều trong diện học online mà chưa biết thế nào. Sáng nay để 3 đứa con nhập học tôi phải mượn đứa em trong dãy trọ cái máy tính. Mà họ đâu cho mình mượn mãi được", anh Hùng nói.
Đồng cảnh ngộ, anh Thắng (ngụ thành phố Thủ Đức) cho biết, thành phố vừa cho phép shipper hoạt động trở lại, vì thế anh đã đăng ký với công ty để đi làm lại. Thế nhưng nhà anh cũng có 2 con cần điện thoại để học. "Giờ phải chọn thôi, hoặc là bố nghỉ ở nhà thất nghiệp tiếp hoặc 2 đứa thay phiên nhau học trên điện thoại của mẹ", anh Thắng nói.
Bên cạnh khó khăn về việc không đủ thiết bị, sách vở học online, nhiều phụ huynh cũng cho biết không an tâm khi giao điện thoại cho con, đặc biệt những em đang trong độ tuổi tò mò.
"Con tôi sẽ học từ ngày 8/9. Nhưng chúng tôi không thể 24/24 ngồi giám sát con học được, giờ trên điện thoại cũng nhiều thông tin tiêu cực. Hy vọng ngành giáo dục sẽ có phương án dạy học hiệu quả, tránh tình trạng để các bé sử dụng điện thoại quá nhiều", một phụ huynh có con vào lớp 1 chia sẻ.
Được biết, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đang hướng dẫn các trường tùy điều kiện, sắp xếp thời khóa biểu dạy trực tuyến.
Ngoài ra, các trường cũng xây dựng nhiều kịch bản để triển khai dạy học trực tuyến gồm 3 phương án: Tất cả học sinh có đủ điều kiện tối thiểu để tham gia học trực tuyến theo thời khóa biểu; Một số em chỉ có thể vào hệ thống học tập trực tuyến khi có thể và nhiều em không có điều kiện học tập trực tuyến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp
Sức lan tỏa phong trào sáng kiến, sáng tạo
Nâng tầm chất lượng công tác phối hợp
Hàng rào kể chuyện quê hương
Đội ngũ giáo viên quận Hai Bà Trưng: Không ngừng đổi mới, sáng tạo
Bộ Công an yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép tại Hà Nội
Giá vàng nhẫn 9999 bốc hơi hơn 4 triệu đồng/lượng
Tin khác
Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi
Giáo dục 07/11/2024 06:36
Dự kiến 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông
Giáo dục 07/11/2024 06:03
Nghệ An: Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học sinh nói không với điện thoại trong buổi học”
Giáo dục 06/11/2024 20:34
Ngày 12/11 sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô
Giáo dục 06/11/2024 18:16
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26