Giữ đôi mắt trẻ trong mùa dịch
Nhiều băn khoăn khi trẻ lớp 1 học online, làm gì để lôi cuốn học sinh? Hà Nội cho học sinh nghỉ từ 1/2, học online để phòng dịch Covid - 19 |
Những “thủ phạm” gây giảm thị lực
Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và đảm bảo chương trình học tập của học sinh không bị ảnh hưởng, nhiều trường trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước sẵn sàng chương trình học trực tuyến (online) theo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng việc thực hiện giãn cách tại nhà, thời gian tiếp xúc với những ánh sáng tự nhiên ít đi, trong khi thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử tăng đột biến khiến cho đôi mắt bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ mắt cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ ngồi giãn cách trước màn hình. |
Đơn cử như trường hợp của của em L.L.T (14 tuổi, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) bị cận thị vì ở nhà ngồi máy tính quá nhiều. Theo mẹ của em T cho hay: Sau thời gian ở nhà học online vì dịch, rồi nghỉ hè và giãn cách xã hội, thị lực của T bất ngờ suy giảm. Hiện T chỉ xem điện thoại hay đọc sách một lúc là kêu mỏi mắt, phải ghé sát mắt vào sách mới đọc được, thậm chí có hiện tượng chảy nước mắt… Quá lo lắng, dù đang giãn cách nhưng gia đình vẫn phải đưa cháu T đến bệnh viện khám và đo thị lực, các bác sĩ kết luận, mắt T bị cận 1,5 độ và phải đeo kính.
Hay trường hợp chị H.T.L, (36 tuổi, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ngại ngùng chia sẻ, con gái năm nay mới lên lớp 2, đam mê xem hoạt hình, mà đã ngồi xem là không rời mắt. “Khi đi học thì thời gian xem ti vi còn ít, còn những ngày giãn cách thế này nếu không ngăn cấm con tôi có thể xem ti vi, hoặc điện thoại suốt ngày. Trong khi thời gian nghỉ ngơi không điều độ, có hôm mải chơi 1h đêm mới đi ngủ. Không chỉ đam mê xem hoạt hình, cháu còn có thói quen không tốt là vừa ăn cơm vừa xem ti vi, còn không thì bữa ăn phải ngâm lâu đến hàng tiếng đồng hồ. Bởi vậy, dù biết vừa ăn, vừa xem sẽ hại dạ dày lại không tốt cho mắt trẻ, mà vẫn phải chiều để cháu ăn cho xong bữa…” - chị H.T.L cho biết.
Không chỉ những trường hợp trên, cùng với các chương trình học online, xu hướng của trẻ em hiện nay là rất thích chơi, xem và sử dụng nhiều thiết bị điện tử. Tại một số gia đình, dù trong thời gian giãn cách xã hội, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn phải làm việc online tại nhà, bởi vậy họ sử dụng điện thoại như một món đồ chơi “dụ” các con nhỏ ngồi yên để có thời gian làm việc. Như vậy, từ việc thiếu thời gian chơi với trẻ nhỏ, vô hình chung các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ có thêm thời gian tiếp xúc và lệ thuộc vào các thiết bị điện tử nhiều hơn.
Theo các chuyên gia y tế, trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị cận thị cũng như mắc các tật về mắt ngày càng gia tăng. Đặc biệt, số lượng ca khám mắt do thị lực kém xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Bác sĩ Lê Thị Chính, Phó Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: Vấn đề chung của các gia đình hiện nay khi cho con đến khám mắt là thị lực của trẻ rất kém, do thời gian rảnh rỗi ở nhà quá nhiều, cũng không biết làm gì khác ngoài giải trí với các trò chơi trên mạng, xem tivi hoặc đọc sách…
Ngay cả khi không dùng các thiết bị điện tử, thì việc ở trong không gian hẹp quá lâu với tầm nhìn ngắn cũng khiến thị lực không còn như trước. Trong khi, ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất bên ngoài đóng một vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Đặc biệt là trẻ từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, nếu trẻ ngủ quá ít, hoặc không đủ thời gian để ngủ vì mải chơi sẽ dễ gây ra cận thị. "Ngoài ra, trẻ xem ti vi quá gần, nếu như ngày nào trẻ cũng xem ti vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti vi nhỏ hơn 3m thì sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều..." - bác sĩ Chính nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho rằng, dịch Covid-19 đã khiến cho rất nhiều người, nhất là trẻ em phải học tập trực tuyến, làm tăng đột biến thời gian mắt phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… dẫn đến vô số hệ lụy cho mắt. Thời lượng làm việc bằng mắt với các loại máy tính, màn hình chỉ được cho phép dưới 5 giờ/ngày. Nhưng với tình trạng học hành của học sinh giai đoạn này thì phải lên đến 7-8 giờ, thậm chí có thể lên tới 10-12 giờ/ngày. Như vậy rất đáng ngại cho mắt của trẻ. Theo các nghiên cứu, khi mỗi cá nhân làm việc với các phương tiện có màn hình, ở cự ly gần trên 7 giờ/ngày thì tiến triển của cận thị sau 5 năm khoảng 70% sẽ mắc cận thị.
Giúp trẻ tăng đề kháng của mắt tại nhà
Theo Tiến sĩ Hoàng Cương, để bảo vệ mắt cho trẻ, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ ngồi giãn cách trước màn hình, nghỉ ngơi xen kẽ. Sau 2 giờ làm việc với máy tính, nên cho trẻ nghỉ 15 phút, sau một giờ học nên nghỉ 5 phút. Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý bàn ghế ngồi học của con, nhất là khi con sử dụng máy tính bàn của bố mẹ để làm việc, đừng để trẻ bị ngồi thấp quá so với bàn làm việc, sẽ rất hại cho mắt và mỏi mắt nhanh. Hạn chế hiện tượng màn hình bị phân dọc bởi sáng tối khác nhau. Nếu để máy tính ở gần cửa sổ, gần các nguồn chiếu sáng thì màn hình hay bị phân cực của ánh sáng, gọi là kẻ sọc của màn hình. Vì thế, cha mẹ phải giảm ánh sáng ở trong phòng hoặc chuyển màn hình sang những nơi có chiếu sáng tốt hơn.
Cùng với cận thị, Phó Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Lê Thị Chính cho hay có nhiều trường hợp "mỏi mắt kỹ thuật số" ở trẻ em. Các triệu chứng gồm mờ mắt, nhức đầu và mỏi mắt, mắt thiếu linh hoạt. Nhiều trẻ cũng bị chảy nước mắt, nóng rát, dụi mắt thường xuyên hơn, khô và cảm giác có dị vật trong mắt. Các triệu chứng thường giảm dần sau vài giờ, nhưng hiện y khoa chưa nghiên cứu rõ liệu có hậu quả lâu dài hơn hay không. |
Song song với đó, chuyên gia khuyến cáo là góc nhìn màn hình nên chếch góc 15 độ, không được để ngang mặt hay cao quá đối với trẻ. Cự ly khi sử dụng màn hình nên là 1,5 lần đường chéo của màn hình đó, tức là khoảng 60-80 cm với laptop và desktop. Còn với thiết bị Ipad hay điện thoại thông minh thì cự ly sẽ phải gần hơn nhưng phụ huynh nên hạn chế cho con sử dụng các thiết bị này vì màn hình quá bé, gây mỏi mắt.
Còn theo bác sĩ Lê Thị Chính để làm chậm sự phát triển của cận thị và tránh các vấn đề về mắt, các bậc phụ huynh nên định kỳ từ 3 đến 6 tháng cho trẻ đi khám mắt 1 lần và dành ít nhất một giờ mỗi ngày cho trẻ hoạt động thể chất ngay tại nhà, rời xa máy tính, tivi hoặc điện thoại. Việc dành thời gian giúp trẻ hoạt động thể chất ngay tại nhà đòi hỏi sự kiên trì của các phụ huynh.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống cân bằng tốt là vô cùng quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt đối với trẻ em. Một đôi mắt khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, lutein, Zeaanthin và axit béo omega 3 và các chất chống oxy hóa là rất quan trọng. Các chất này có tự nhiên trong các thực phẩm cà rốt, củ dền, xoài, đu đủ, trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, hạnh nhân, quả óc chó, trứng, cá hồi… Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại vitamin này ở dạng tự nhiên hơn là cung cấp cho các chất bổ sung./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20