Hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu
Xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa trong 6 lĩnh vực Sửa đổi Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển xứng tầm Xây dựng Vùng Thủ đô: Ưu tiên phối hợp trong 10 lĩnh vực trọng tâm |
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 18, thẩm tra Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Trình bày Tờ trình Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc xây dựng Dự án Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Trên cơ sở kế thừa Điều 1 của Luật Thủ đô 2012 và bổ sung các nội dung về tổ chức chính quyền tại Thủ đô, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô và liên kết, phát triển vùng Thủ đô, dự thảo Luật quy định về vị trí, vai trò; tổ chức chính quyền; tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư; xây dựng, quản lý, bảo vệ Thủ đô và liên kết vùng Thủ đô. Dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).
Bộ trưởng Lê Thành Long trình bày Tờ trình Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội |
Điều hành thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng ghi nhận hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 26 đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng để hoàn thiện trình Quốc hội.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô (sửa đổi). Các đại biểu cho rằng hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, với tinh thần cầu thị cao.
Đồng thời cho rằng, Dự thảo Luật cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ. Các cơ chế, chính sách phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi.
Nhiều ý kiến tán thành việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như đề xuất trong Dự thảo Luật. Đây là sự kế thừa mô hình đang được thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và qua sơ kết cho thấy nhiều kết quả tích cực, phù hợp với tình hình, đặc điểm của thành phố Hà Nội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Dự thảo Luật quy định, tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố hoạt động chuyên trách có thể tăng từ 20 - 25%. Nhiều ý kiến cho rằng, có thể nghiên cứu tăng tỷ lệ này lên 35 - 40%; xem xét tăng cường về tổ chức, cơ cấu đại biểu cho Hội đồng nhân dân ở quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội để tương xứng với nhiệm vụ, thẩm quyền được tăng thêm.
Một số đại biểu đề nghị trong Dự thảo Luật cần xác định một số nguyên tắc về điều kiện, tiêu chí thành lập cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù trên địa bàn thành phố làm cơ sở để Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cụ thể và quyết định việc thành lập các cơ quan mới hoặc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hiện có, tạo sự chủ động, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước…
Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng ghi nhận hồ sơ Dự án Luật được chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến.
Nhấn mạnh Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là đạo luật hết sức đặc biệt và quan trọng, quy định những cơ chế đặc thù để đẩy mạnh việc xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển Thủ đô xứng đáng với vai trò trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, sau phiên họp, Ủy ban Pháp luật sẽ khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm tra; đồng thời đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn chỉnh các Báo cáo và Dự án Luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08