Sửa đổi Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang trong quá trình hoàn thiện trình Quốc hội xem xét. Cùng với Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo, thành phố Hà Nội đã tổ chức hàng loạt các hoạt động, xin ý kiến góp ý xây dựng của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân. Đến nay, Dự án Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và được đánh giá là chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng.
Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Luật Thủ đô: Cơ chế, chính sách mới phải bảo đảm tính khả thi, ưu việt hơn Sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội

Không tổ chức Hội đồng nhân dân phường

Yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô được đặt ra nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại một số Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Sửa đổi Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật sẽ tạo hành lang pháp lý để Thủ đô xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Hiện, Dự thảo Luật được bố cục thành 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều), với nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng.

Trong đó, về chính quyền Thủ đô, Chính phủ đề xuất không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường và bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc Thành phố Hà Nội, tăng số lượng đại biểu HĐND (từ 95 lên 125), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng phó chủ tịch HĐND (từ 2 lên tối đa 3)…

Cơ cấu tổ chức của HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố thuộc thành phố Hà Nội (dự kiến được thành lập theo định hướng tại Nghị quyết số 15-NQ/TW về xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai), với những đặc thù vượt trội so với cơ cấu, tổ chức của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã, như tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Dự thảo quy định 3 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Thủ đô. Theo đó, HĐND Thành phố Hà Nội thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND Thành phố Hà Nội, quận, huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý trên địa bàn.

Thành phố Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, mức độ hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố Hà Nội để bảo đảm các chi phí cho biên chế tăng thêm.

HĐND, UBND Thành phố thuộc thành phố Hà Nội có thẩm quyền vượt trội so với các quận, huyện như quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù; tổ chức tuyển dụng công chức.

Cán bộ, công chức của Thành phố được quản lý thống nhất từ cấp xã đến cấp thành phố; áp dụng tiêu chuẩn chung không phân biệt ở các cấp chính quyền; quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. Tương tự như chính sách đặc thù đang áp dụng đối với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

HĐND thành phố Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất

Về quy hoạch; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Dự thảo Luật phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử.

Dự thảo Luật đề xuất các cơ chế để phát triển văn hóa, giáo dục nổi bật như: Xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa trong 6 lĩnh vực (điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, du lịch văn hóa); cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập được liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài; phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhiều cấp học; UBND thành phố Hà Nội quy định về điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô nhằm tăng tính chủ động, tư duy sáng tạo của người học.

Đáng quan tâm, Điều 28 Dự thảo Luật quy định về các hình thức hỗ trợ an sinh xã hội cho nhiều đối tượng như hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đối tượng chính sách; hỗ trợ công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp vay mua nhà ở xã hội; hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp; tổ chức khám sức khỏe miễn phí hằng năm cho người cao tuổi.

Về bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng đất đai, Dự thảo Luật quy định di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài hoặc thâm dụng lao động, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi khu vực nội đô lịch sử, đô thị trung tâm; cho phép HĐND Thành phố ban hành quy định hỗ trợ, ưu đãi thu mua, chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch.

Tương tự như thành phố Hồ Chí Minh, Dự thảo Luật giao HĐND thành phố Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với thực tiễn; chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha, đất trồng lúa dưới 500 ha sang mục đích khác. UBND Thành phố được quyết định việc cho phép các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất hằng năm có quyền thế chấp, chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền thuê trong hợp đồng thuê đất với các điều kiện cụ thể.

Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn

Từ thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm hành chính đang diễn ra rất phức tạp trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo ở Thủ đô, Dự thảo Luật đã bổ sung 3 lĩnh vực mà HĐND Thành phố được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Bên cạnh đó, quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính chưa được pháp luật hiện hành quy định là ngừng cung cấp dịch vụ tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

Điểm mới về tài chính là ngân sách Thành phố giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để tạo nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các dự án, công trình, dự án trọng điểm, có tính chiến lược của Thủ đô, vùng Thủ đô, các dự án PPP, dự án giao thông công cộng, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời; tỷ lệ điều tiết cụ thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định hằng năm phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn thu này.

Chính phủ cũng đề xuất phân quyền đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể như HĐND thành phố Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng; các dự án liên tỉnh nằm trong Vùng Thủ đô; UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 500 ha hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

Quốc hội nhất trí tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu từ 1/7

(LĐTĐ) Quốc hội nhất trí điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 30/6

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 30/6

(LĐTĐ) Toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49 km sẽ được khai thác kể từ 7 giờ sáng 30/6 với tốc độ tối đa là 90 km/giờ, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Nghệ An chỉ còn khoảng 3,5 giờ.
Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Người lao động nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng, chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí và chế độ tử tuất.
Nữ điều dưỡng trưởng tâm huyết với nghề

Nữ điều dưỡng trưởng tâm huyết với nghề

Làm bất cứ nghề nào cũng cần có chữ tâm, nghề điều dưỡng lại càng cần giữ cái tâm trong sáng, luôn coi người bệnh như người thân. Với quan điểm đó, 16 năm làm công tác điều dưỡng, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại tổng hợp 2, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tận tâm giúp đỡ nhiều người bệnh vượt qua sự tuyệt vọng, những đớn đau về thể xác và tinh thần để giành lại sự sống.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Luật Đất đai, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

(LĐTĐ) Sáng 29/6, trước phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi hiệu lực thi hành của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với 404 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 83,13%.
Dự đoán Euro 2024 ngày 29/6: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch

Dự đoán Euro 2024 ngày 29/6: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch

(LĐTĐ) Vào lúc 23h00 hôm nay (29/6) và rạng sáng 30/6 sẽ diễn ra các trận đấu đầu tiên ở vòng 16 đội Euro 2024: Ý gặp Thụy Sĩ, Đức đấu với Đan Mạch.
Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

Quốc hội chốt tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, người lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 64 khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

Tin khác

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

(LĐTĐ) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy tin tưởng, cùng với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là những nền tảng pháp lý, cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.
Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 28/5 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo, đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động