Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Công an quyết liệt xử lý "quái xế", người dân hoan nghênh đồng tình ủng hộ Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12 |
Ngày 3/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các chuyên gia đã thảo luận chuyên đề “Di chuyển xanh - thông minh cho đô thị thông minh, phát triển bền vững”.
Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn
Chia sẻ về thực trạng giao thông, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, hiện Thành phố có khoảng trên 8 triệu người, chưa bao gồm khoảng 1,2 - 1,5 triệu người từ các tỉnh, thành phố khác thường xuyên đến sinh sống, làm việc và học tập.
Cùng với đó là hơn 9,2 triệu phương tiện các loại, trong đó, Thành phố đang quản lý hơn 8 triệu phương tiện bao gồm 1,1 triệu ô tô, 6,9 triệu xe máy. Còn lại khoảng 1,2 triệu là phương tiện cá nhân từ các tỉnh khác lưu thông thường xuyên trên địa bàn Thủ đô. Trong cơ cấu phương tiện, xe máy chiếm trên 86% tổng số, tốc độ gia tăng từ 4 - 5%/năm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Với quy mô diện tích của thành phố khoảng 3.358,6 km2 và dân số của thành phố là khoảng trên 8 triệu người, Hà Nội được xác định là một trong những thành phố có nhu cầu đi lại, vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa rất lớn.
Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải chia sẻ về thực trạng giao thông của Hà Nội hiện nay. |
Trong bối cảnh đó, Hà Nội đã dành ra nguồn lực rất lớn đầu tư cho hạ tầng giao thông, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị của Hà Nội đến thời điểm này mới đạt khoảng 12,13% (theo quy hoạch là 20 - 26%); đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1% (theo quy hoạch là 3 - 4%). Đặc thù của Hà Nội là có rất nhiều ngõ, ngách giao cắt trên các tuyến đường, dẫn đến xung đột, bất cập về tổ chức giao thông…
Ông Đỗ Việt Hải nhấn mạnh, với quy mô diện tích rộng lớn và dân số ngày càng tăng, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại và xây dựng một hệ thống giao thông thông minh (ITS) trở nên cấp thiết. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người.
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội bước đầu đã xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch, từng bước ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống giao thông vận tải hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Tình trạng ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp, ùn ứ thường xuyên tại các nút giao thông có mật độ lưu thông lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây mất an toàn giao thông, ô nhiêm môi trường,..
Đó là những thách thức lớn với các cơ quan quản lý giao thông thành phố. Giải pháp hiệu quả cho những bài toán đó là ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý, điều hành giao thông. Đó chính là nội hàm của hệ thống giao thông thông minh, xu hướng phát triển của tất cả các hệ thống giao thông các nước”, ông Nguyễn Việt Hải nhận định.
Toàn cảnh hội thảo. |
Cũng theo ông Hải, trong những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong giải pháp này như giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một sô ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe bus... Đây là những tiền đề đầu tiên đề triển khai hệ thống giao thông thông minh ITS trong thành phố.
3 giai đoạn phát triển
Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Đỗ Việt Hải, người dân là đối tượng hưởng lợi chính của toàn bộ đề án. Hệ thống giao thông thông minh đem lại cho người dân chất lượng dịch vụ tốt hơn, nâng cao vai trò người dân trong tham gia vào công việc quản lý, điều hành giao thông thành phố. Người dân được đảm bảo nhận biết thông tin đầy đủ về hệ thống giao thông, người dân được tương tác với cơ quan quản lý, cung cấp thông tin giao thông, phản ánh các sự cố, đề nghị trợ giúp, ...
Còn đối với doanh nghiệp, ông Hải cho rằng: Hệ thống giao thông thông minh giúp các doanh nghiệp vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa, sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí,... Đặc biệt, hệ thống giao thông thông minh tạo ra nguồn dữ liệu số mới, khổng lồ, là nguồn tài nguyên mới cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm.
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Đỗ Việt Hải chia sẻ, theo kinh nghiệm thế giới, thì việc phát triển hệ thống ITS được hình thành phát triển qua 3 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn kiện toàn hình thành; giai đoạn mở rộng và phát triển và giai đoạn phát triển bền vững.
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn của thành phố kết hợp với ý kiến góp ý của 3 tập đoàn lớn (VNPT; Viettel; FPT) đề xuất lộ trình phát triển cho hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo 3 giai đoạn.
Hạ tầng giao thông Hà Nội. |
Giai đoạn 1 (năm 2025 – năm 2027), Hà Nội tiến hành xây dựng Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông minh, tích hợp: Đảm bảo các nền tảng dùng chung (Bản đồ số, Big Data, IoT, Clound, ... + Kết nối các nguồn dữ liệu giao thông (camera, VOV, CATP, GPS, ...)
Trong đó thực hiện 9 chức năng: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.
Lắp đặt các thiết bị ngoại vi (camera, đèn tín hiệu, bảng báo điện tử) cho 55 nút trên các tuyến vành đai 1,2,3 và các trục xuyên tâm; hoàn thiện Trung tâm quản lý, điều hành giao thông thành phố thông minh, tích hợp: Nâng cấp, cập nhật, mở rộng 12 chức năng.
Phát triển các ứng dụng hệ thống giao thông thông minh gia tăng giá trị dữ liệu số. Mở rộng phạm vi triển khai lắp đặt các thiết bị ITS ngoại vi cho 300 nút và vị trí trên toàn địa bàn thành phố
Giai đoạn 2 (năm 2028 – năm 2030) sẽ hoàn thiện Trung tâm quản lý, điều hành giao thông thành phố thông minh, tích hợp: Tích hợp toàn bộ các hoạt động quản lý, điều hành giao thông thành phố; bổ sung 3 chức năng: quản lý vận tải; quản lý nhu cầu (thu phí nội đô); mô phỏng giao thông; mở rộng phạm vi triển khai lắp đặt các thiết bị ITS ngoại vi cho 150 nút và vị trí bao phủ toàn bộ các tuyến Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3, và các tuyến trục chính đô thị, các tuyến hướng tâm...
Giai đoạn 3 (sau năm 2030), Hà Nội sẽ hoàn thiện Trung tâm quản lý, điều hành giao thông thành phố thông minh, tích hợp: Nâng cấp, cập nhật, mở rộng 12 chức năng. Phát triển các ứng dụng hệ thống giao thông thông minh gia tăng giá trị dữ liệu số. Mở rộng phạm vi triển khai lắp đặt các thiết bị ITS ngoại vi cho 300 nút và vị trí trên toàn địa bàn thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phân công các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo sắp xếp hợp nhất bộ, ngành
Trưng bày 150 tài liệu quý về 80 năm xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam
Chung tay xây dựng tương lai xanh tại vùng cao phía Bắc
Nắm chắc tình hình cán bộ được quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%
Tin khác
Xử phạt 12 triệu đồng đơn vị thi công làm vương vãi đất đá ra đường
Giao thông 03/12/2024 16:15
Công an quyết liệt xử lý "quái xế", người dân hoan nghênh đồng tình ủng hộ
Giao thông 30/11/2024 18:26
Nhân viên xe buýt Yên Viên giành giải Nhất Hội thi phục vụ giỏi, văn minh năm 2024
Giao thông 30/11/2024 17:22
TP.HCM: Giảm số vụ tai nạn giao thông và số người tử vong
Giao thông 29/11/2024 20:27
Xanh hoá xe buýt: Thách thức và giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư
Giao thông 29/11/2024 17:00
Xây dựng nhân viên phục vụ xe buýt văn minh, thân thiện
Giao thông 29/11/2024 10:40
Kiến nghị xử lý tình trạng mất an toàn giao thông trên một số tuyến đường ở Sơn Tây
Giao thông 29/11/2024 06:26
Thông xe cầu Rạch Đỉa
Giao thông 28/11/2024 14:10
Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”
Giao thông 28/11/2024 12:13
Nghiệm thu toàn bộ tuyến metro số 1 trong tháng 12/2024
Giao thông 27/11/2024 15:54