Kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2021)

Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hạ tầng giao thông đô thị

(LĐTĐ) Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển, đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Nhiều công trình hạ tầng giao thông lớn trên địa bàn Thủ đô đã hoàn thành, đưa vào sử dụng thời gian qua cho thấy “mạch máu” giao thông Thủ đô từng bước được hoàn thiện, góp phần tăng khả năng kết nối, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ sản phụ sinh con trong đoàn người về quê từ các tỉnh phía Nam Hà Nội "thay da, đổi thịt" sau 67 năm giải phóng Nghĩa tình người Hà Nội

Khắc phục “điểm đen”, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Tại Hà Nội, đã và đang tồn tại thực tế là hệ thống hạ tầng giao thông phải “gồng mình” phục vụ cho khoảng 6 triệu phương tiện đăng ký trực tiếp và hàng triệu phương tiện giao thông vãng lai. Trong khi đó, mỗi năm quỹ đất dành cho giao thông chỉ tăng tương đối ít ỏi. Chính vì vậy, ùn tắc giao thông trở thành mối lo dai dẳng khiến nhiều người dân sợ hãi và trở thành vấn đề đau đầu với các nhà quản lý.

Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hạ tầng giao thông đô thị
Một trong những điểm nhấn chặng đường 67 năm qua chính là sự phát triển đồng bộ của hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội (Cầu Nhật Tân, Ảnh: Minh Phương)

Theo ghi nhận thực tế, ở Thủ đô câu chuyện xóa điểm ùn tắc cũ lại phát sinh điểm ùn tắc mới diễn ra tương đối phổ biến. Điểm giao cắt tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La (còn gọi là đường Chu Văn An) nối quận Hoàng Mai với huyện Thanh Trì và đường 70 tại Thủ đô Hà Nội là ví dụ. Trục giao thông này gần đây là điểm nóng, gây bức xúc cho không ít người và phương tiện lưu thông.

Theo đó, từ khi tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La đưa vào khai thác xuất hiện tình trạng một đoạn đường dù chỉ kéo dài 300 - 400m nhưng có tới ba nút giao cắt tại các vị trí: Ngã ba Xa La - đường 70, trước cổng Bệnh viện K và điểm giao cắt với đường 70 với tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La. Đáng nói, lưu lượng phương tiện giao thông đổ dồn về đây dẫn đến xung đột giữa các dòng phương tiện. Nhiều người dân cho biết, đoạn đường thường xuyên ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm do vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng vì vậy dù hệ thống đèn tín hiệu, lực lượng phân luồng… đã nỗ lực triển khai song hiệu quả giảm ùn tắc vẫn không cao.

Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hạ tầng giao thông đô thị
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ đã góp phần làm cho diện mạo Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.

Bên cạnh những khó khăn khách quan, không thể phủ nhận hiện công tác khắc phục “điểm đen” giao thông, hoàn thiện hạ tầng cũng được Hà Nội chú trọng hơn. Dễ thấy, ở Hà Nội trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng, chống dịch Covid-19 nhiều dự án giao thông vẫn được chú trọng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Đó là các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (quận Long Biên); dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương (trên địa bàn quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm); dự án xây dựng cầu Trí Thủy (huyện Chương Mỹ)… vẫn được phép thi công nhằm đảm bảo tiến độ.

Tại công trường dự án sửa chữa, bảo đảm an toàn giao thông tại Km22+700 đến Km22+800 trên Quốc lộ 32 cũ (huyện Đan Phượng), ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, đây là một trong những dự án cải tạo, xử lý “điểm đen” tai nạn giao thông trọng điểm của Thành phố. Chính bởi vậy, dự án được chú trọng đảm bảo phòng dịch cũng như tiến độ thi công. Sau khi cải tạo, xóa bỏ “điểm đen” này sẽ trực tiếp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong khu vực.

Tương tự, tại dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương (nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu), kỹ sư Ban Điều hành liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4 Nguyễn Tuấn Nghĩa thông tin, dự án xây dựng hầm chui nằm trong danh mục công trình trọng điểm của thành phố nhằm mục tiêu giải quyết xung đột tại nút giao giữa đường Vành đai 3 với đường Lê Văn Lương, giảm ùn tắc và từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông Thủ đô theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hạ tầng giao thông đô thị
Hệ thống cầu vượt, hầm chui đã góp phần cải thiện năng lực vận chuyển, giảm ách tắc trên những trục đường hướng vào trung tâm Thủ đô (Ảnh: Minh Phương)

Với việc hầm chui Lê Văn Lương sắp tới được hoàn thành, tại nút giao sẽ có 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, từ đó giải quyết ùn tắc giao thông tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông Hà Nội.

Thổi luồng sinh khí mới

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã và đang tập trung phát triển nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông để từng bước hoàn thiện theo quy hoạch. Hàng loạt các công trình giao thông do Trung ương và Hà Nội đầu tư đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn Thủ đô, tạo điều kiện để Hà Nội chủ động đầu tư kết nối các tuyến đường.

Có thể thấy nhiều con đường, nút giao thông đã được xây dựng rất rộng, đẹp đi vào sử dụng thời gian qua như: Vành đai 2 và cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), Quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường vành đai 2,5 và 3,5; các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng như nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - đường Thanh Niên, đường nối từ Vành đai 3 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Tản Lĩnh - Ba Vì... những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.

Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hạ tầng giao thông đô thị
Hệ thống các tuyến cao tốc vào Thủ đô không ngừng được phát triển.

Tuy nhiên, để “dài hơi” hơn trong phát triển, đòi hỏi Thủ đô phải có sự đầu tư mạnh vào lĩnh vực giao thông. Đầu tư xây dựng các tuyến đường vành đai là tiền đề đặc biệt quan trọng.

Nói cách khác hiện lưu lượng giao thông ở Hà Nội đang tập trung ở nội thành, bởi vậy phải đầu tư xây dựng các trục đường hướng tâm. Giao thông Hà Nội sẽ từng bước hoàn thiện theo hướng giao thông hướng tâm và các đường vành đai, từ đó góp phần trực tiếp giảm ùn tắc cho nội thành.

Được biết, theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có nhiều tuyến đường Vành đai để kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đó là các tuyến như Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, Vành đai 3,5, Vành đai 4…

Hà Nội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hạ tầng giao thông đô thị
Mô hình cầu Tứ Liên

Với riêng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có vai trò hết sức quan trọng bởi khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho Hà Nội, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, mà còn tăng khả năng kết nối, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hà Nội đang trong những ngày kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2021). Nhìn hạ tầng Hà Nội đang từng bước hiện đại hóa, bộ mặt đô thị ngày càng đổi khác hẳn bất kỳ ai cũng thấy kỳ vọng và tự hào. Tự hào khi Hà Nội vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Tin chắc trong tương lai, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt của Hà Nội sẽ ngày càng khang trang, hiện đại.

Giang Nam

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

(LĐTĐ) Thông tư mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định sẽ có 12 đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Trụ trì Chùa Yên Phú thuộc xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bàn giao 1.188,2m2 đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.
Xem thêm
Phiên bản di động