Hà Nội - Thủ đô của hòa bình trong lòng du khách

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là trái tim, biểu tượng của lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều du khách đã ghé thăm và chia sẻ những cảm nhận sâu sắc về con người và nét đẹp của Thành phố vì hòa bình.
Sống lại ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

Điểm đến du lịch lắng đọng nhiều cảm xúc

Đối với du khách quốc tế, Hà Nội luôn là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình du lịch đến Việt Nam. Thủ đô luôn hấp dẫn khách du lịch bởi những công trình kiến trúc cổ kính, cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, đa dạng ẩm thực,…

Hà Nội - Thủ đô của hòa bình trong lòng du khách
Những ngày này, Hà Nội được trang hoàng đẹp đẽ, tạo dấu ấn trong lòng du khách.

Hòa chung không khí vui tươi, nhộn nhịp của Hà Nội trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi bắt gặp chị Joyane đến từ Mĩ đang đi dạo cùng nhóm bạn bên hồ Hoàn Kiếm.

Khi được hỏi lí do lựa chọn Hà Nội làm điểm đến du lịch trong chuyến đi lần này, chị Joyane chia sẻ: “Nếu như Thành phố Hồ Chí Minh mang đến sự hiện đại, hoa lệ bởi những tòa nhà cao tầng, thì Hà Nội lại mang đến cảm giác nhẹ nhàng. Chúng tôi rất thích cảm giác lang thang trên những con phố cổ, ngắm nhìn những công trình cổ kính như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn và thưởng thức các món ẩm thực đường phố. Trong chuyến du lịch lần này, chúng tôi rất ấn tượng với hình ảnh cờ hoa và không khí nhộn nhịp của Hà Nội”.

Trong mắt du khách nước ngoài, Hà Nội không chỉ là điểm đến hấp dẫn, mà còn lắng đọng nhiều dấu ấn đặc biệt. Khi đến với Hà Nội, du khách cảm nhận được sự hiếu khách của người dân địa phương.

Bà Riyan, một du khách đến từ Anh chia sẻ: “Tôi đã ghé thăm Đà Nẵng, Huế, nhưng mỗi khi trở lại Hà Nội, tôi càng yêu thích vẻ đẹp nơi này bởi những nét đẹp truyền thống của thời đại xa xưa vẫn được lưu giữ và sự thân thiện của con người nơi đây. Đến Hà Nội dịp này, xung quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, có rất nhiều công trình đã được tái hiện, và tôi ấn tượng nhất là cầu Long Biên”.

Hàng ngàn người dân háo hức chờ đón màn diễu hành mãn nhãn
Người dân, du khách đón xem tiết mục múa rồng.

Chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt hơn 2 triệu lượt, tăng 6,1% so với cùng kì năm ngoái. 9 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 21,12 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Khách quốc tế ước đạt 4,45 triệu lượt, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 3,14 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú).

Không chỉ đón nhận những tín hiệu khả quan về phát triển du lịch, mới đây Hà Nội vinh dự nhận được 3 giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á”; “Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn ngày hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại dương lần thứ 31. Giải thưởng đã khẳng định sức hấp dẫn của Hà Nội đối với du khách trong và ngoài nước.

Là người quê ở Thái Bình, có thời gian học tập và làm việc 10 năm tại Hà Nội, anh Trần Lương Nguyên chia sẻ: “Tôi không sinh ra tại Hà Nội nhưng lại dành tình cảm đặc biệt cho nơi này. Không khí những ngày lễ kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được xem thực cảnh tái hiện thời khắc ngày 10/10/1954, đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng tại Ngày hội Văn hóa vì hòa bình đã khiến tôi rất xúc động. Dù không sinh ra tại Hà Nội, nhưng tôi cảm thấy lòng trào dâng một niềm tự hào về nơi mình đang công tác, làm việc”.

Đối với những công dân, người con của Thủ đô, niềm tự hào đó dường như càng lớn lao hơn. Ông Nguyễn Văn Minh (quận Hoàn Kiếm) bày tỏ: “Sau 70 năm Giải phóng, chúng tôi cảm nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của Thủ đô. Các hoạt động văn hóa được tổ chức trong dịp này không chỉ giúp nhân dân và du khách tham quan hiểu thêm về những trang sử vàng, tự hào về một thời chiến đấu anh hùng của thế hệ cha, ông, mà còn lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng đất địa linh nhân kiệt”.

Kết nối du khách với di tích lịch sử Thủ đô

Không chỉ ghi điểm trong lòng du khách bởi sự mến khách của người dân, công trình cổ kính, mà Hà Nội còn tạo được dấu ấn bởi có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống,…

Hà Nội - Thủ đô của hòa bình trong lòng du khách
Du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Theo thống kê, Thủ đô Hà Nội có hơn 6.000 di tích đã được xếp hạng, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia, nổi bật là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ,... Hệ thống di tích lịch sử Thăng Long - Hà Nội đồ sộ chính là nền tảng để Thủ đô phát triển điểm đến du lịch văn hóa hàng đầu cả nước và khu vực.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, thời gian vừa qua, Thành phố đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tới du khách với nhiều cách làm phong phú, đa dạng.

Điển hình, Thành phố triển khai ứng dụng iHanoi, trong đó có tiện ích bản đồ di tích lịch sử văn hóa, giúp người dân khám phá, kết nối với các di tích Thủ đô một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất bằng công nghệ hiện đại.

Sinh sống và làm việc nhiều năm trên địa bàn Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Hùng (phố Lý Nam Đế) chia sẻ: “Ứng dụng iHanoi là ứng dụng mới, nhưng hiện đã cập nhật khá nhiều về thông tin danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội. Mục “bản đồ du lịch” giới thiệu đến người dùng hàng loạt các di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô, giúp du khách hay chính người dân Thủ đô có thể dễ dàng tìm hiểu, chọn lựa địa điểm du lịch để ghé thăm…”.

Hiệu quả mà ứng dụng đem lại đã khẳng định sự tiên phong, tính sáng tạo, tư duy đổi mới của Hà Nội trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiêu biểu cho trí tuệ và khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam, xứng đáng là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

N.Hoa - N.Hoài

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động