Có một Hà Nội rất đỗi bình dị qua những bức ảnh đen trắng

(LĐTĐ) Có chung tình yêu với Hà Nội, nhiếp ảnh gia người Anh Andy Soloman và nhiếp ảnh gia Việt Nam Lê Bích đã kể lại câu chuyện về Thủ đô bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh, với những góc nhìn qua bộ ảnh đen trắng công phu được chụp từ giai đoạn 1992 - 2012.
Phác họa sinh động Thủ đô Anh hùng tiến vào kỷ nguyên vươn mình Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”

“Hà Nội - một thời để nhớ”

Mới đây, tại ngôi nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với hai nhiếp ảnh gia: Lê Bích và Andy Soloman tổ chức Triển lãm ảnh “Hà Nội - một thời để nhớ”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Có một Hà Nội rất đỗi bình dị qua những bức ảnh đen trắng
Hai nhiếp ảnh gia trò chuyện bên các tác phẩm.

Nhiếp ảnh gia Lê Bích là người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ông chứng kiến từng đổi thay của Thủ đô yêu dấu qua nhiều năm tháng. Còn nhiếp ảnh gia Andy Soloman đến từ Vương quốc Anh, lần đầu tiên đến Hà Nội vào tháng 10/1992. Ông sống tại Thành phố trong 7 năm, và thường xuyên quay lại trong những năm sau đó. Hà Nội để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong ông, và ông đã ghi lại cuộc sống của con người nơi đây vào thời khắc mà thành phố có những thay đổi sâu sắc, khi chính sách đổi mới được thực hiện.

Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia Lê Bích mang lại cho người xem một cái nhìn hoài niệm và cảm xúc về cuộc sống trong thành phố, cùng những bước chuyển mình của Hà Nội qua các thời kỳ. Đó là những ánh mắt ngây thơ của những đứa trẻ trong giờ giải lao sau tiết học, là những cụ ông “rất Hà Nội” cùng nhau trên phố đi chúc Tết, là khung cảnh nghệ nhân truyền thần Bảo Nguyên đang vẽ chân dung trong một khung cảnh hết sức thanh bình trên phố, hay chỉ là khung cảnh đời thường ở một hiệu cắt tóc…

Những hình ảnh đó là những lát cắt của cuộc sống, cũng là một phần lịch sử của thành phố, nay đã trở thành những hoài niệm đẹp khi nhớ về Hà Nội một thời đã chưa xa.

Có một Hà Nội rất đỗi bình dị qua những bức ảnh đen trắng
Một số bức ảnh trưng bày tại triển lãm.

Cũng trân trọng những khoảnh khắc cuộc sống, nhưng nhiếp ảnh gia Andy Soloman lại đem đến cái nhìn độc đáo riêng. Hình ảnh người thợ vá xe trên phố, người bán hàng dọc phố Đồng Xuân… đi vào tác phẩm của ông rất sinh động. Và tất cả đều gợi lên nỗi nhớ về Hà Nội, khiến người ta cảm nhận rõ ràng, Hà Nội đúng là nơi bất cứ ai ra đi, đều mong muốn trở về…

Chia sẻ về những năm tháng gắn bó với Hà Nội, ông Andy Soloman cho biết: “Đến bất cứ nơi đâu ở Hà Nội, tôi đều được đón tiếp bằng lòng hiếu khách và sự tử tế. Khi nhìn lại những bức ảnh chụp vào thời điểm đó, tôi nhận ra rằng, đó chính là những ghi chép quan trọng về cuộc sống trong thành phố”. Ông Andy Soloman còn cho biết, ông rất vui nếu được gặp lại những nhân vật đã đi vào trong các tác phẩm của ông.

Có một Hà Nội rất đỗi bình dị qua những bức ảnh đen trắng
Hình ảnh những chiếc xe taxi ở Hà Nội năm 1993. (Ảnh: Andy Soloman)

Nói về việc tham gia triển lãm lần này, ông Andy Soloman vui vẻ cho biết: “Tôi rất vinh dự khi được mời tham gia triển lãm này. Những bức ảnh Hà Nội của tôi mang tính cá nhân sâu sắc, và tôi rất vui mừng khi có thể chia sẻ cùng với nhiếp ảnh gia Lê Bích.

Tình yêu của tôi dành cho thành phố này thật khó tả. Từ khoảnh khắc đầu tiên đặt chân đến Hà Nội, tôi đã bị cuốn hút bởi mảnh đất và sự ấm áp của con người nơi đây. Hà Nội đã thay đổi rất nhiều, nhưng tôi không cho phép mình quên đi vẻ đẹp xưa cũ, tinh hoa của Hà Nội. Qua thời gian, tôi đã thực hiện những bộ ảnh ghi lại vẻ đẹp, tinh hoa và bản sắc của mảnh đất nghìn năm văn hiến”.

Còn nhiếp ảnh gia Lê Bích thì chia sẻ: “Tôi mong rằng, những bức ảnh này sẽ là một nốt trầm trong bài ca về Hà Nội, như một tia nắng chiều làm bừng sáng những cổng chùa cổ kính đã phai màu thời gian, như một bông cúc vàng trong vườn hoa bên hồ khi thu về... để chúng ta thêm yêu và trân trọng những gì mà Hà Nội đã và đang có hôm nay”.

Có một Hà Nội rất đỗi bình dị qua những bức ảnh đen trắng
Nghệ nhân vẽ truyền thần Nguyễn Bảo Nguyên trong căn nhà trên phố Hàng Ngang. (Ảnh: Lê Bích)

Những vẻ đẹp còn mãi với thời gian

Tại Triển lãm, Phó trưởng Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan cho biết: “Triển lãm thể hiện tình yêu nồng nàn của một người con sinh ra và lớn lên, chứng kiến từng đổi thay của Thủ đô yêu dấu. Đặc biệt hơn nữa, tình yêu Hà Nội còn len lỏi trong trái tim của những người bất chợt đến Hà Nội, vì cơ duyên nào đó mà lại lưu luyến không thôi, như trường hợp của nhiếp ảnh gia người Anh đang góp mặt tại triển lãm với những tác phẩm đầy cảm xúc”.

Là một trong những người đến tham quan triển lãm, đứng trầm ngâm rất lâu bên một bức ảnh, anh Nguyễn Hùng (sống ở phố Đội Cấn, Ba Đình) chia sẻ, anh rất ấn tượng với bức ảnh chụp người thợ mộc do nhiếp ảnh Andy Solomon chụp. “Chỉ khi hòa nhập, trân trọng, dành tình cảnh đủ sâu cho Hà Nội và con người Hà Nội, Andy Solomon mới có thể chụp được bức ảnh này. Bức ảnh toát lên vẻ đẹp của một người bình thường, làm công việc bình thường vô cùng mộc mạc, giản dị”, anh Hùng nhận xét.

Có một Hà Nội rất đỗi bình dị qua những bức ảnh đen trắng
Khách tham quan ngắm nhìn những bức ảnh Hà Nội xưa.

Cùng gia đình đến đến tham quan triển lãm, chị Mai Loan (sống ở quận Hai Bà Trưng) cũng hào hứng cho biết: “Ngắm nhìn các bức ảnh ở triển lãm, mình như được sống lại tuổi thơ, lòng tràn đầy những cảm xúc ấm áp, hoài niệm. Hà Nội xưa thật thanh bình, con người giản dị, khác hẳn với Hà Nội hiện đại, nhộn nhịp và phát triển như bây giờ”.

Cũng đến tham quan triển lãm, ông Nguyễn Trí (sống ở phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ, dù đã cao tuổi, nhưng ông vẫn muốn đến tham dự triển lãm, để có thể ngắm nhìn, ôn lại những kỉ niệm xưa về Hà Nội nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Triển lãm ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ” như một cuốn nhật ký bằng ảnh đen trắng về Thủ đô trong vòng 30 năm, kể từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Đối diện với nhiều đổi thay, vẫn có những vẻ đẹp xưa cũ, nét tinh hoa còn đọng lại, và nhiếp ảnh là một trong những loại hình đã góp phần quan trọng trong việc lưu giữ khoảnh khắc.

Với những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, triển lãm hứa hẹn sẽ là một điểm đến tham quan hấp dẫn cho cả người dân Thủ đô và du khách dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Triển lãm sẽ tiếp tục mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 31/10.

Hà Phong

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ 3 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bắt giữ 3 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

(LĐTĐ) Ngày 15/2, Công an thành phố Hà Nội thông tin, mới đây, qua phối hợp cùng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Huyện Thường Tín đúc tượng Đại thi hào Nguyễn Du

Huyện Thường Tín đúc tượng Đại thi hào Nguyễn Du

(LĐTĐ) Ngày 15/2, tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ, Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thường Tín tổ chức lễ đúc tượng đài Danh nhân văn hóa - Đại thi hào Nguyễn Du.
Văn hóa, nghệ thuật nâng tầm giá trị bất động sản

Văn hóa, nghệ thuật nâng tầm giá trị bất động sản

(LĐTĐ) Các hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản.
Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

Tăng trưởng rõ nét, thị trường tài chính tiêu dùng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Sau “cú sốc” 2023 với cầu vốn tiêu dùng giảm, mức tăng trưởng âm, nợ xấu đạt đỉnh thì đến đầu năm 2025, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng

(LĐTĐ) Ngày 15/2, phát biểu giải trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy.
Lưu ý quan trọng khi đổi giấy phép lái xe từ năm 2025

Lưu ý quan trọng khi đổi giấy phép lái xe từ năm 2025

(LĐTĐ) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định 15 loại giấy phép lái xe, trong đó gộp bằng lái ô tô B1 và B2 thành B. Những người có bằng lái xe hạng B2 có thể lựa chọn đổi sang bằng lái xe hạng C1 để tối đa quyền hạn của mình khi tham gia giao thông.
Bắt giữ đối tượng đâm tài xế xe công nghệ để cướp tài sản tại Bình Dương

Bắt giữ đối tượng đâm tài xế xe công nghệ để cướp tài sản tại Bình Dương

(LĐTĐ) Chở khách đến khu vực đường vắng, Pháp đã rút dao đâm anh H từ phía sau, sau đó lấy xe máy và điện thoại của nạn nhân rồi về phòng trọ tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để trốn.

Tin khác

Khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng - Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng Kiến Quốc

Khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng - Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng Kiến Quốc

(LĐTĐ) Sáng 15/2, tại Vườn hoa Kim Đồng (quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng), Sở Văn hoá - Thể thao thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng, Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh).
Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

(LĐTĐ) Tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới cho hai làng nghề truyền thống: Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm) và Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông).
Cụm Di tích Từ Lương Xâm được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm Di tích Từ Lương Xâm được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

(LĐTĐ) Tối 12/2, tại Khu Di tích Từ Lương Xâm, Quận Hải An (TP. Hải Phòng) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Khu vực Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và Khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo thành phố Hải Phòng cùng các đơn vị, địa phương liên quan.
Hai phim Việt hấp dẫn khai sóng khung giờ mới trên VTV3

Hai phim Việt hấp dẫn khai sóng khung giờ mới trên VTV3

(LĐTĐ) Từ ngày 17/2, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào 20h các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Hai bộ phim được lựa chọn để khai sóng của đạo diễn NSƯT Vũ Trường Khoa và Trịnh Lê Phong, với hai phong cách kể truyện và chủ đề khác biệt.
Du khách được trải nghiệm thêu thủ công tại đình Tú Thị

Du khách được trải nghiệm thêu thủ công tại đình Tú Thị

(LĐTĐ) Ngày 12/2 (tức 15 tháng Giêng) đã diễn ra Lễ dâng hương kỷ niệm 419 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại sự kiện đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó du khách được trải nghiệm thêu thủ công.
Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Sáng 12/2, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, đánh dấu mốc son trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Người dân nô nức đi lễ Rằm tháng Giêng tại chùa Quán Sứ

Người dân nô nức đi lễ Rằm tháng Giêng tại chùa Quán Sứ

(LĐTĐ) Trong không khí thiêng liêng của những ngày đầu Xuân, ghi nhận trưa ngày 12/2 (tức Rằm tháng Giêng âm lịch), dòng người tấp nập nối tiếp nhau đổ về chùa Quán Sứ - ngôi chùa cổ kính nằm giữa lòng Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đền Quán Thánh rộn ràng hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân Ất Tỵ

Đền Quán Thánh rộn ràng hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Đền Quán Thánh, một trong "Thăng Long tứ trấn" xưa, đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 8/2024. Được xây dựng từ thời nhà Lý và trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền tọa lạc bên Hồ Tây không chỉ là công trình kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử mà còn là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Thăng Long - Hà Nội.
Khai ấn thiêng liêng đầu Xuân tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục

Khai ấn thiêng liêng đầu Xuân tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục

(LĐTĐ) Sáng 11/2, tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, quận Ba Đình đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống "Tế Khai sắc, rước khai Xuân", khai ấn Lý triều Đại Vương "Trấn Tây Thượng Đẳng".
Đình Đại Phùng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Đình Đại Phùng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

(LĐTĐ) Tới đây, ngày 15/2/2025 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.
Xem thêm
Phiên bản di động