Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở:

Góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, phát triển

(LĐTĐ) Để các quyền dân chủ cơ sở của người lao động được bảo đảm, thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở (CĐCS) trong tham gia và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang lấy ý kiến rộng rãi từ doanh nghiệp, các cấp công đoàn, để ban hành hướng dẫn mới về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo nội dung Nghị định 149 và phù hợp với tình hình mới.
gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien Kịp thời giải quyết bức xúc nảy sinh trong quan hệ lao động
gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien Tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, nhằm phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng suất lao động, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp… của đoàn viên công đoàn và người lao động.

gop phan xay dung quan he lao dong hai hoa phat trien
Hội nghị người lao động tại Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội

Đây cũng được coi là công cụ để tổ chức Công đoàn, nhất là CĐCS trong thực hiện trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho đoàn viên và người lao động tại doanh nghiệp, đồng thời là nhịp cầu kết nối, thúc đẩy và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, (dự thảo Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi, bổ sung, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP) và các Công ước Quốc tế Việt Nam đang chuẩn bị ký kết…), ngày 7/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc (gọi tắt là Nghị định 149) thay thế Nghị định số 60/ 2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 60) .

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc ban hành Nghị định 149 thay thế Nghị định 60 đã tạo sân chơi bình đẳng và là cơ hội để người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện cho các bên trong quan hệ lao động tự tổ chức, nâng cao kỹ năng thương lượng, thỏa thuận các nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, Nghị định 149 không còn quy định chi tiết, cụ thể về các quyền của người lao động (quyền được biết, được làm, được bàn, được kiểm tra, giám sát) như Nghị định 60 mà chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc chung, nội dung cơ bản.

Tương tự như vậy, các nội dung về đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức Hội nghị người lao động cũng được quy định rất ngắn gọn, lược bỏ toàn bộ các quy định về quy trình, các bước, cách thức, nội dung… đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị người lao động tại doanh nghiệp…

Điều này có nghĩa rằng, kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc vào kết quả thương lượng, thỏa thuận giữa các bên, ví dụ: Thương lượng, thỏa thuận về việc đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất; thảo luận, thống nhất việc tổ chức hội nghị người lao động; đề xuất quy định chi tiết quyền dân chủ của các bên…

Vậy, làm thế nào để các quyền dân chủ cơ sở của người lao động được thực hiện có hiệu quả? Làm thế nào công đoàn bảo vệ được các quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động thông qua việc tham gia hay xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc? nhưng đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên?... thực sự đây là vấn đề thách thức đối với tổ chức Công đoàn, nhất là CĐCS.

Nên giữ đối thoại định kỳ 3 tháng/1 lần

Tại hội thảo, từ kinh nghiệm thực tiễn, đại diện cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đơn vị, công đoàn cấp trên cơ sở… đã chia sẻ, góp ý chi tiết về các nội dung như: Quyền được biết của người lao động; quyền được tham gia, được quyết định và được kiểm tra, giám sát của người lao động; quy định tổ chức đối thoại và hội nghị người lao động. Liên quan đến thời gian đối thoại định kỳ, nhiều ý kiến cho rằng không nên tổ chức 3 tháng/1 lần vì khó triển khai và không có nội dung để đối thoại. Nếu thực hiện theo quy định sẽ dễ bị hình thức.

Thừa nhận việc đối thoại giữa CĐCS với người sử dụng lao động nhiều nơi vẫn còn hình thức, đại diện Công đoànTập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đề xuất: Để đối thoại có hiệu quả, CĐCS cần tham khảo nội dung, các bước tổ chức đối thoại thực hiện theo hướng dẫn.

Cụ thể, trong vòng 30 ngày kể từ cuộc đối thoại liền kề kết thúc, CĐCS và người sử dụng lao động nên chủ động gửi nội dung đối thoại cho nhau để chuẩn bị cho kỳ đối thoại kế tiếp. Các bên nhận được yêu cầu đối thoại phải xử lý và thống nhất về địa điểm thời gian, nội dung... nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu đối thoại, đồng thời phân công các thành viên tham gia đối thoại chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan đến cuộc đối thoại...

Từ thực tế hoạt động, ông Nguyễn Đức Nhân - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti Hà Nội (doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản đóng tại Khu Công nghiệp Quang Minh, Hà Nội) cho biết: Tại Công ty chúng tôi, đối thoại được thực hiện hàng tháng. Ban Chấp hành Công đoàn lên lịch với Ban Giám đốc từ ngày 10-15 hàng tháng.

Thành phần đối thoại gồm Chủ tịch Công đoàn và 2 đồng chí Phó Chủ tịch Công đoàn, Ban Giám đốc có 3 người - cùng nhau trao đổi về những kiến nghị, ý kiến hai bên đang vướng mắc. Tất nhiên, trước khi đối thoại, Ban Chấp hành Công đoàn đã lấy ý kiến từ tổ Công đoàn, người lao động nên tạo được sự đồng thuận khá cao.

Theo ông Nhân, các cuộc đối thoại trong năm thường không vấn đề gì, nhưng sẽ căng thẳng hơn vào cuối năm do yêu cầu mong muốn tăng lương, thưởng cho người lao động. Điển hình như năm 2018, CĐCS đã phải tiến hành đối thoại, thương lượng 5 buổi mới ra được mức thưởng như mong muốn từ phía người lao động là thưởng gần 3 tháng lương.

Về Hội nghị người lao động, trước khi Hội nghị diễn ra khoảng 1 tháng, Công đoàn tổ chức lấy ý kiến người lao động, tập hợp gửi Ban Giám đốc. Tại Hội nghị, Ban Giám đốc sẽ giải đáp kiến nghị từ người lao động và trả lời câu hỏi trực tiếp phát sinh tại Hội nghị. Từ thực tế tại cơ sở, ông Nhân khẳng định sự việc tổ chức đối thoại định kỳ nên giữ nguyên theo quy định hiện hành và cần thiết phải ban hành một hướng dẫn chung về quy trình, các bước tiến hành Hội nghị người lao động để CĐCS triển khai thuận tiện.

Khẳng định sự cần thiết phải ban hành hướng dẫn để Công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội kiến nghị: Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở.

Theo ông Nguyễn Đình Thắng, phần lớn là doanh nghiệp trong khu công nghiệp là doanh nghiệp FDI, 100% doanh nghiệp đều thực hiện tốt quy định về Quy chế dân chủ ở cơ sở, mục đích hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc. Qua hoạt động thực tế, ngoài việc đối thoại định kỳ, hiện nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện đối thoại đột xuất, hàng tháng.

Theo ông Thắng, về thành phần đối thoại, người tham gia đối thoại phải có năng lực, trình độ nhất định; nội dung đối thoại phải tập hợp thành nhóm vấn đề, biết ưu tiên đưa vấn đề gì trước để phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

“Đối thoại thế nào phải để hai bên cùng thắng. Công đoàn luôn đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, và đồng hành với người lao động chứ không phải sau đối thoại là đối kháng, do vậy, vai trò và năng lực người tham gia đối thoại giữ vai trò rất quan trọng; đồng thời cần thiết có quy định về thời gian làm việc tại Công ty bởi nếu một người mới vào doanh nghiệp làm việc, sẽ không thể nắm hết các quy định của Công ty để đối thoại hay tháo gỡ những vướng mắc, bổ sung, sửa đổi những nội dung chưa phù hợp với người lao động”, ông Nguyễn Định Thắng nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

(LĐTĐ) Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, luôn được Công đoàn ngành gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2024.
Công nhân, viên chức, người lao động thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công nhân, viên chức, người lao động thành kính tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng nay (25/7) - ngày đầu tiên thực hiện Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - đoàn viên công đoàn, người lao động tại nhiều địa phương trên cả nước đã dành thời gian mặc niệm, thành kính bày tỏ sự tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Những Chủ tịch Công đoàn cơ sở cống hiến hết mình vì người lao động

Những Chủ tịch Công đoàn cơ sở cống hiến hết mình vì người lao động

(LĐTĐ) Trong bối cảnh đất nước hội nhập, nhiệm vụ của những người làm công tác Công đoàn tại cơ sở rất quan trọng và nặng nề. Không thể nói hết được vai trò và sự đóng góp lớn lao của đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS), những người “làm dâu trăm họ”, nhưng họ vẫn luôn nỗ lực cố gắng, xây dựng mối quan hệ hài hòa, xây dựng những tập thể đoàn kết và phát triển vững mạnh.
LĐLĐ tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

LĐLĐ tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng ngày 25/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm, tri ân Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nghi Lộc.
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)

(LĐTĐ) Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986), các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân, viên chức, lao động đã tạo được bước chuyển biến tích cực, nhiều điển hình tiên tiến và nhân tố mới đã hình thành, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới

Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới

(LĐTĐ) Tầm nhìn và những chỉ đạo, định hướng quan trọng cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở xuyên suốt qua 3 kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam.
LĐLĐ quận Cầu Giấy gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh”

LĐLĐ quận Cầu Giấy gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh”

(LĐTĐ) Vừa qua, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy đã tổ chức gắn biển công trình “Vườn hoa cây xanh” tại Trường Mầm non Bình Minh.
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa đã tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần xây dựng và đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Thành quả đó có đóng góp quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động