Tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa
Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa | |
3 vụ ngừng việc tập thể trong 6 tháng đầu năm | |
Đôn đốc đẩy mạnh công tác thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể |
Phối hợp chặt chẽ trong xây dựng chính sách
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị liên ngành, nhằm triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm phối hợp thực hiện trong năm 2019 với mục tiêu hướng tới xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Với sự tham gia tích cực, hiệu quả của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tiền lương tối thiểu vùng của người lao động hàng năm đều tăng. Ảnh: L.N |
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thời gian qua, với chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, công tác phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ LĐTBXH diễn ra thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Trong công tác xây dựng pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ LĐTBXH trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các đạo luật quan trọng, có liên quan trực tiếp đến người lao động và tổ chức Công đoàn, như: Bộ luật Lao động (2012), Luật Công đoàn (2012), Luật Bảo hiểm xã hội (2014), Luật Việc làm (2013), Luật An toàn vệ sinh lao động (2014)... các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, các chính sách về tiền lương…
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhiệm kỳ 2013-2018, các cấp công đoàn đã thực hiện đa dạng hoạt động đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, người lao động; phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Cụ thể, trong nhiệm kỳ, Tổng Liên đoàn đã có 521 văn bản kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người lao động. Nhiều đề xuất của công đoàn đã được tiếp thu, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên và người lao động, tiêu biểu là tham gia xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi); các nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, chế độ chính sách đối với lao động nữ... Với trách nhiệm của mình trước đoàn viên và người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham gia có hiệu quả trong Hội đồng tiền lương Quốc gia, góp phần đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tăng trên 55%, cải thiện đời sống đoàn viên, người lao động, thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. |
Thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, chỉ tính riêng năm 2018, trong số 93 văn bản pháp luật mà Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia, góp ý, có rất nhiều văn bản quan trọng liên quan đến quyền lợi của người lao động, đoàn viên công đoàn như Nghị định số 121/2018 ngày 13/9/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2013/NĐ-CP về tiền lương; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về một số nội dung của Bộ luật Lao động… Nhiều ý kiến tham gia của tổ chức Công đoàn đã được Bộ tiếp thu, chia sẻ, ghi nhận và thể hiện vào văn bản luật, bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động.
Trong lĩnh vực thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ LĐTBXH - Bảo hiểm xã hội - Thanh tra Chính phủ, Đoàn giám sát liên ngành do Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì đã phối hợp với Bộ LĐTBXH và các cơ quan có liên quan thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH trong doanh nghiệp tại 21 tỉnh, thành phố.
Kết thúc các đợt giám sát, Đoàn giám sát đã đưa ra trên 100 kiến nghị mỗi năm đối với các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của các địa phương để nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc thực thi chính sách
Đánh giá cao công tác phối hợp giữa Bộ LĐTBXH và Tổng LĐLĐ Việt Nam thời gian qua, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung ghi nhận: Công tác phối hợp giữa Bộ LĐTBXH và Tổng LĐLĐ Việt Nam diễn ra thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả, tập trung vào các nội dung chính, như: Nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào các luật, các nghị định hướng dẫn thi hành trong các lĩnh vực lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, giáo dục nghề nghiệp; thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp; thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; Chương trình Quốc gia về việc làm; đàm phán, ký kết, gia nhập và báo cáo việc thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế; thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ…
Tại Hội nghị, hai bên thống nhất tăng cường sự phối hợp giữa hai cơ quan, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ LĐTBXH sớm nghiên cứu, đề xuất để mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 đảm bảo “Đến năm 2020, mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ” theo đúng mục tiêu Nghị quyết 27-NQ/TW đã đề ra. Hai bên đã trao đổi, thảo luận, thống nhất một số vấn đề lớn trong dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi); đề ra 7 nội dung dự kiến phối hợp giai đoạn 2019-2023...
Cụ thể, Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2019 - 2023 giữa hai đơn vị sẽ tập trung vào 7 nội dung chính: Một là xây dựng pháp luật, cụ thể: Tăng cường công tác phối hợp trong xây dựng, hoàn thiện dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn, cũng như xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động, tổ chức Công đoàn. Phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng Bộ luật Lao động, trong đó, hai bên cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến trực tiếp từ người lao động.
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp. Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; triển khai các chương trình hành động cụ thể, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn, người sử dụng lao động và người lao động trong cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, bảo đảm tính mạng của người lao động.
Tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm. Tăng cường công tác quản lý máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; rà soát, kiểm tra các khu vực có nhiều nguy cơ mất an toàn lao động nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người lao động và người dân.
Bốn là, tăng cường các hoạt động hướng dẫn, tuyên truyền, thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Phối hợp, triển khai thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Năm là, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Chủ động theo dõi, tích cực phối hợp xử lý các tranh chấp lao động, không để đình công kéo dài, lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Sáu là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền định hướng, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Bảy là, tăng cường trao đổi, chia sẻ, cung cấp các thông tin, số liệu liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của hai cơ quan.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13