Giữ văn bằng gốc của người lao động là sai quy định

Không ít trường hợp người lao động khi đi làm được công ty yêu cầu cung cấp giấy tờ gốc (CMND, bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng...) như một thứ để “làm tin”. Thực tế cũng đã có nhiều người chưa nắm rõ Luật Lao động, nhẹ dạ cả tin nên chấp nhận đưa văn bằng gốc của mình cho công ty giữ.
giu van bang goc cua nguoi lao dong la sai quy dinh Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp tốt nhất cho người lao động: Tăng cường đối thoại
giu van bang goc cua nguoi lao dong la sai quy dinh 'Người lao động bức xúc vì bị công ty "giam" bằng đại học

Hiện nay, có nhiều trường hợp vì không muốn người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng hoặc một số nguyên nhân khác nên người sử dụng lao động đã giữ những giấy tờ gốc về bằng cấp, giấy tờ tùy thân…. Điều này làm cho người lao động luôn ở trong tình thế bất an, không thể chấm dứt hợp đồng để xin làm công việc khác vì hồ sơ không đầy đủ.

giu van bang goc cua nguoi lao dong la sai quy dinh
Một số doanh nghiệp chọn cách giữ văn bằng gốc của NLĐ để "làm tin" (Ảnh minh họa)

Chia sẻ về vấn đề này, bạn Q.M (làm việc tại công ty về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe) cho rằng đây là một đòi hỏi vô lý từ công ty, “sau khi kết thúc hợp đồng thử việc 2 tháng, công ty đã trao đổi và yêu cầu mình nộp lại bằng tốt nghiệp đại học hoặc sẽ phải chấp nhận bị giữ 10% lương trong 2 tháng tiếp theo. Mình đã thắc mắc và công ty chỉ trả lời rằng đây là quy định riêng của công ty”.

Khác với Q.M, bạn H.P không bị giữ văn bằng gốc nhưng hàng tháng công ty đều giữ một phần lương, "mình đã làm ở đây được một năm và tháng nào cũng bị giữ lương. Lấy tiền lương hiện tại chia 12 sẽ ra số tiền mỗi tháng bị giữ. Nếu nghỉ việc mà không vi phạm điều gì thì công ty sẽ hoàn trả lại 100%", H.P chia sẻ. Nhưng khi được hỏi trong tình huống có vi phạm thì số tiền đó sẽ như thế nào thì chính bản thân H.P cũng chưa được công ty giải đáp rõ ràng.

Theo khảo sát của phóng viên, các doanh nghiệp có nhiều cách để giữ chân người lao động. Có thể bằng chế độ đãi ngộ, phúc lợi tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những “chiêu” như: Giữ lương; giữ CMND; giữ bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng... Quy định về việc nghiêm cấm giữ giấy tờ gốc của lao động đã có từ lâu, nhưng không phải người sử dụng lao động nào cũng biết, tuân thủ đúng luật và biết được hậu quả của mình khi vi phạm là gì.

Trao đổi về lý do yêu cầu giữ văn bằng gốc của người lao động, đại diện của một công ty về dịch vụ quảng cáo tại Hà Nội cho rằng, “công ty chúng tôi có quy mô nhỏ và chủ yếu là lao động trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, có một thực trạng đó là nhân viên chỉ làm việc trong thời gian ngắn là xin nghỉ việc, điều này gây nhiều khó khăn cho công ty. Giữ lương hoặc giữ bằng sẽ là giải pháp tạm thời để giữ chân nhân viên làm việc và gắn bó lâu dài hơn”. Phía công ty này cho biết họ biết việc giữ văn bằng gốc của nhân viên là sai quy định, nhưng chưa tìm hiểu kỹ về mức độ xử phạt là như thế nào.

Điều 20, bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ gốc của người lao động (bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ). Đây là một trong những quy định nghiêm cấm người sử dụng lao động không được làm, vì việc giữ giấy tờ tùy thân, giữ văn bằng chứng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến công việc của người lao động.

Theo đó, Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định: Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Như vậy, nếu doanh nghiệp có hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động, thì bản thân người lao động có thể bảo vệ chính mình bằng các cách làm đơn đến cơ quan thanh tra lao động cấp quận, huyện để yêu cầu can thiệp, xử lý hành vi sai trái của công ty này.

Bên cạnh đó, Điều 20 Luật Lao động 2012 cũng quy định, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, việc doanh nghiệp giữ bản chính bằng tốt nghiệp đại học và một khoản tiền để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng lao động là không phù hợp với quy định hiện hành.

N.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không”: Không hợp đồng lao động, không bảo hộ, không bảo hiểm xã hội, không được trang bị kiến thức an toàn vệ sinh lao động, được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024

Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) 31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chính thức trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 để áp dụng từ ngày 1/7 tới, trùng với thời điểm cải cách tiền lương…
Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH từ 6-24 tháng

Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội (số liệu tính đến 30/4/2024, lấy ngày 5/5/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với thời gian nợ từ 6-24 tháng.
Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất... Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Gắn kết đào tạo với sử dụng nhân lực

Gắn kết đào tạo với sử dụng nhân lực

(LĐTĐ) Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 là ngày hội có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với hơn 11.000 người tham dự. Đây là dịp để trường nghề, doanh nghiệp và người lao động gặp gỡ, qua đó thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động