Giới văn phòng không nên chủ quan khi bị đau vai gáy

Các cơn đau vai gáy thường là dấu hiệu báo động cột sống đang gặp vấn đề, về lâu dài có thể làm giảm khả năng vận động.
gioi van phong khong nen chu quan khi bi dau vai gay Cần dừng thói quen này lại để không bị đau lưng
gioi van phong khong nen chu quan khi bi dau vai gay 6 bệnh cần cảnh giác khi bị đau lưng
gioi van phong khong nen chu quan khi bi dau vai gay Chữa bệnh đau lưng tại nhà bằng 4 bài thể dục đơn giản
gioi van phong khong nen chu quan khi bi dau vai gay Không ai ngờ những điều này khiến lưng bạn đau muốn gãy
gioi van phong khong nen chu quan khi bi dau vai gay Đau vùng thắt lưng khi tập gym là triệu chứng gì?

Trang NCBI (cổng thông tin của thư viện y khoa Mỹ) cảnh báo, nhiều căn bệnh "bàn giấy" đang gia tăng ở giới nhân viên văn phòng, đặc biệt là thói quen ngồi nhiều và ngồi sai tư thế - khởi nguồn của các chứng bệnh về cột sống. Nghiên cứu tại Mỹ ghi nhận 45% người làm việc văn phòng bị đau vai và 30% bị đau cổ.

Cơn đau vai, cổ do ngồi nhiều khi mới xuất hiện thường chỉ là những cơn đau nhẹ, thỉnh thoảng xảy ra. Theo thời gian, những áp lực ở cổ và vai trở nên trầm trọng đến nỗi người bệnh không thể quay đầu lại, nhún vai, mặc quần áo, thậm chí không thể cầm nắm đồ vật.

gioi van phong khong nen chu quan khi bi dau vai gay
Tư thế ngồi làm việc sai (ảnh trái) dễ gây đau mỏi vai, gáy, lưng và dẫn đến bệnh lý về cột sống.

Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare, đặc tính của công việc văn phòng hội tụ rất nhiều yếu tố dẫn đến các cơn đau vai gáy triền miên. Chẳng hạn, khi ngồi chúng ta có thói quen đổ người về phía trước để nhìn sát vào màn hình máy tính hoặc bố trí bàn ghế nơi làm việc không thích hợp khiến cổ lúc nào cũng phải cúi xuống. Tư thế này rất có hại cho cột sống.

Bác sĩ giải thích: Đầu của một người trưởng thành nặng từ 4,5 đến 5,5 kg, tương tự một trái dưa hấu lớn. Thử tưởng tượng khi ôm trái dưa hấu sát vào người, bạn có thể giữ nó trong khoảng thời gian khá lâu mà không bị mỏi. Ngược lại, nếu nâng trái dưa hấu bằng hai tay và đặt xa người khoảng 30 đến 4cm, chắc chắn bạn khó có thể giữ yên nó quá 5 phút. Không những thế, khi bạn ngồi với tư thế cúi đầu về phía trước 15 độ, cột sống sẽ phải gánh chịu sức nặng của đầu tăng lên gấp 6 lần, tương đương gần 30 kg.

Tình trạng quá tải trên kéo dài lâu ngày sẽ khiến cột sống và các cơ bắp xung quanh cổ phải chịu áp lực lớn, luôn căng cứng và đau nhức. Ở mức độ nghiêm trọng, các cơ sẽ chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống. Đây là nguyên nhân gây tê mỏi lan dọc xuống cánh tay và bàn tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, cầm nắm đồ vật...

Khi bạn ngồi, vai cũng chịu rất nhiều áp lực. Vai của con người có cấu tạo khá phức tạp, bao gồm các khớp nối liên kết với dây chằng và các bó cơ. Sự liên kết phức tạp này cho phép chúng ta cử động vai một cách linh hoạt. Nhưng nhân viên văn phòng với tính chất công việc phải ngồi trong nhiều giờ liền, đánh máy và di chuyển chuột liên tục khiến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là phần khớp vai mất đi tầm vận động vốn có và xuất hiện dấu hiệu đau mạn tính.

Các cơn đau mạn tính ở vai đôi khi được gọi là chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại (RSI) hoặc rối loạn chấn thương tích lũy, lâu dần sẽ dẫn đến cứng khớp vai. Lúc này bệnh nhân không chỉ bị đau đớn, khó chịu mà còn sa sút tinh thần, ảnh hưởng đến công việc và giảm chất lượng cuộc sống.

Để giảm thiểu đau cổ và vai, bác sĩ Paul khuyên những người làm văn phòng cần lưu ý:

Ngồi đúng tư thế

Luôn chú ý điều chỉnh tư thế ngồi làm việc cho đúng, đặc biệt khi bạn phải ngồi từ 8 đến 9 giờ mỗi ngày. Chân nên đặt sát sàn nhà hoặc có một bục gác chân vừa vóc người. Đùi song song với mặt đất. Lưng cần có gối tựa. Khuỷu tay đặt trên một điểm tựa và không cách quá xa cơ thể. Vai thả lỏng, không cao vượt cầu vai.

Bố trí lại không gian làm việc

Bàn làm việc của bạn nên ngang tầm với khuỷu tay lúc ngồi. Nếu bàn quá cao có thể làm mỏi vai. Màn hình máy tính tốt nhất nên cách bạn khoảng một cánh tay và ngang tầm mắt, tránh để cổ ngước lên hoặc cúi xuống quá nhiều. Nếu thuận cả hai tay, thỉnh thoảng bạn nên đổi vị trí của chuột để giảm áp lực lên một bên vai và cánh tay. Cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn có xu hướng đau vai ở một bên.

Không ngồi một chỗ quá lâu

Mỗi 2 đến 3 tiếng đồng hồ nên đứng lên thư giãn khoảng 10 phút. Bạn có thể thực hiện các động tác căng giãn vai, lưng đơn giản hoặc giảm áp lực cho mắt, đầu và cổ bằng cách phóng tầm mắt ra xa từ 5 đến 10 m.

Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao

Dù công việc bận rộn, hãy cố gắng dành ra thời gian rảnh vào cuối tuần cho môn thể thao bạn yêu thích hoặc tập luyện tại phòng gym. Thói quen này không chỉ giúp giảm đau vai gáy mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung.

Không chủ quan khi bị các cơn đau nhẹ

Đặc thù công việc phải ngồi nhiều khiến bạn khó tránh khỏi các cơn đau mỏi vai, cổ, gáy, lưng. Ngay từ lúc bị đau nhẹ, bạn nên chú ý điều chỉnh lại tư thế ngồi làm việc, đồng thời làm giảm cơn đau bằng phương pháp vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống, massage trị liệu và các bài tập giúp giảm nhức mỏi cổ, vai, gáy, lưng. Nếu cơn đau không giảm hoặc gia tăng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp càng sớm càng tốt.

Theo Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.

Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Nhà nước cho học sinh lên tối thiểu 50%, thay mức đóng 30% như hiện nay.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các khu vực và BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động