Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Không chủ quan với dịch, bệnh sởi Phối hợp tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học đảm bảo an toàn 3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi |
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho một bé gái 4 tuổi, là con thứ ba trong gia đình có ba con, sống tại nội thành Hà Nội. Trẻ được đưa đến Bệnh viện cấp cứu trong tình trạng khó thở và tím tái.
![]() |
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. |
Đánh giá tình trạng khi nhập viện, kết hợp với các xét nghiệm và thăm dò, các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc sởi, tổn thương phổi nặng với hội chứng suy hô hấp cấp tính tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS), đáp ứng viêm toàn thân quá mức trong tình trạng cơn bão cytokine (cytokine storm), cùng các tạng gan, thận và hệ thống tuần hoàn đều có biểu hiện suy sụp.
Một loạt các biện pháp cấp cứu và hồi sức tích cực như lọc máu, áp dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) ngay lập tức được các bác sĩ triển khai để cứu bệnh nhi. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, trẻ đã không qua khỏi.
Điều đáng chú ý là qua khai thác tiền sử, các bác sĩ nhận thấy mặc dù đã 4 tuổi, nhưng trẻ mới chỉ được tiêm một liều vắc xin viêm gan ngay sau sinh, và một mũi vắc xin BCG - phòng bệnh lao trong vài tuần sau đó. Tất cả các vắc xin cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có vắc xin sởi, trẻ đều không được tiêm. Hỏi thêm về tiền sử tiêm chủng của các trẻ khác trong gia đình, đều có tình trạng tương tự. Điều này khiến các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi là nạn nhân của tình trạng do dự hoặc chống đối vắc xin.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), do dự vắc xin là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vắc xin mặc dù vắc xin đã có sẵn. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nguyên nhân phổ biến của do dự vắc xin có thể kể đến gồm: Một bộ phận trong cộng đồng thiếu thông tin hoặc hiểu sai về vắc xin như lo lắng về an toàn, tác dụng phụ, hay chưa bị thuyết phục về hiệu quả của vắc xin; tâm lý chủ quan cho rằng bệnh truyền nhiễm hiện nay đã hiếm gặp hoặc không nguy hiểm; ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông và mạng xã hội, từ những thông tin giả, thông tin sai lệch.
Bên cạnh đó, do dự vắc xin có thể do những ảnh hưởng từ tôn giáo, văn hóa, niềm tin cá nhân (như quan điểm để mọi thứ diễn ra theo tự nhiên); hoặc từ một vấn đề cá nhân, riêng biệt nào đó làm họ mất niềm tin vào hệ thống y tế.
"Do dự vắc xin làm cho bản thân cá thể không được tiếp nhận vắc xin có nguy cơ nhiễm bệnh cao và nếu nhiễm bệnh sẽ có diễn biến nặng nề, điều trị khó khăn, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhất là khi gặp tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Đối với cộng đồng, do dự vắc xin làm giảm tỷ lệ bao phủ vắc xin, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh (ví dụ: Sởi, ho gà, Covid-19…). Do dự vắc xin là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây quá tải cho hệ thống y tế khi dịch bệnh quay lại" - bác sĩ Ngãi cảnh báo.
Ngoài ra, có thực trạng là có những nhóm người trong cộng đồng hoàn toàn bác bỏ vắc xin và tích cực tuyên truyền chống vắc xin, thường dựa trên những thông tin sai lệch.
Đặc điểm và hành động của nhóm này là phủ nhận hoàn toàn hiệu quả của vắc xin; lan truyền thuyết âm mưu (như vắc xin gây tự kỷ, vô sinh, giảm dân số,…), đặc biệt là tận dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng xấu trong cộng đồng.
Chống đối vắc xin là một tình trạng cực đoan hơn cả do dự vắc xin và có tác động rất tiêu cực. Chính vấn đề này làm “lây lan” gia tăng sự do dự tiêm chủng trong cộng đồng. Chống đối vắc xin là nguyên nhân gián tiếp gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh.
Chuyên gia này nhấn mạnh, tình trạng do dự vắc xin và chống đối vắc xin đang là mối quan tâm toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tiêm chủng và sức khỏe cộng đồng.
Trên thế giới, theo báo cáo của UNICEF, trong hơn ba năm đại dịch Covid-19, có 67 triệu trẻ em trên toàn cầu bị bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vắc xin do gián đoạn dịch vụ tiêm chủng, hệ thống y tế quá tải và thông tin sai lệch.
Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều điều tra và nghiên cứu về tình trạng do dự hoặc chống đối vắc xin. Nhưng thực tế, trên mạng xã hội đã có làn sóng “anti vắc xin”. Trong đó, các nhóm kêu gọi không tiêm chủng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng.
Chuyên gia này nhấn mạnh, việc đối phó với tình trạng do dự và chống đối vắc xin đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan y tế, truyền thông và cộng đồng để bảo đảm sức khỏe cho toàn dân. Cần xem xét đưa vấn đề do dự và chống đối vắc xin như một vấn đề sao nhãng với sức khỏe và quyền lợi của trẻ em.
Trong năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025, Bệnh viện Nhi Trung ương có tổng 3.799 xét nghiệm sởi dương tính. Trong đó, có 2.690 ca bệnh phải nhập viện điều trị. Số ca bệnh sởi từ tháng 1/2025 đến hết ngày 26/3 là 1.894 ca, cao gần gấp đôi so với tổng số ca mắc của cả năm 2024 (796 ca dương tính). Như vậy có thể thấy, tình hình bệnh sởi đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có đến hơn 55% số trẻ mắc sởi không tiêm chủng vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi. Trên lâm sàng, có nhiều ca chỉ biểu hiện sốt, tiêu chảy, không có phát ban, vì vậy, việc chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời và tránh lây nhiễm là rất quan trọng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/4: Trời rét, sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Nhận định trận đấu Arsenal vs Fulham: Pháo thủ quyết tâm giành 3 điểm

Hôm nay (1/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31

Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh
Y tế 27/03/2025 06:38

Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
Y tế 26/03/2025 15:52