6 bệnh cần cảnh giác khi bị đau lưng

Khá nhiều người khi qua một độ tuổi nhất định sẽ bị đau lưng vào lúc này hay lúc khác, có thể là đau dai dẳng âm ỉ hoặc dữ dội đột ngột. Mặc dù đau lưng không mấy dễ chịu nhưng thường thì không đáng lo ngại. Trên thực tế, đau lưng thường tự hết trong vòng 6 tuần.
6 benh can canh giac khi bi dau lung Chữa bệnh đau lưng tại nhà bằng 4 bài thể dục đơn giản
6 benh can canh giac khi bi dau lung Không ai ngờ những điều này khiến lưng bạn đau muốn gãy
6 benh can canh giac khi bi dau lung Những loại đau cần đi kiểm tra nội tạng

Tuy nhiên, đôi khi đau lưng lại là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng của một tình trạng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Nhưng tìm ra điều này không dễ. Đó là lý do tại sao bác sĩ thường hỏi những câu hỏi có vẻ ngẫu nhiên dường như không liên quan gì với lưng. Ví dụ có bệnh nhân phàn nàn về đau lưng nhưng hóa ra lại bị ung thư vú di căn.

Tất nhiên, đó không phải là tình huống phổ biến, và nếu đau lưng được cải thiện khi uống thuốc giảm đau thông thường thì chắc chắn không có gì đáng sợ đang xảy ra. Song nếu nó xảy ra, thì phải rất thông thái để nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm. Dưới đây là 6 vấn đề sức khỏe đôi khi bị nhầm với đau lưng.

Phình động mạch chủ

Phình động mạch xảy ra khi một phần của thành động mạch bị yếu, khiến nó giãn rộng bất thường hoặc phình to như một quả bóng. Theo Hội Tim Mỹ, phình động mạch có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nhưng phình động mạch chủ dùng để chỉ những chỗ phình dọc đường đi của động mạch chủ. Với chiều dài khoảng 30,5cm và đường kính khoảng 2,5cm, động mạch chủ là mạch mãu lớn nhất trong cơ thể, chạy từ trái tim qua ngực đến bụng.

Hầu hết phình động mạch chủ xảy ra ở bụng, mặc dù cũng có thể xảy ra ở ngực. Dù trong trường hợp nào, nếu phình động mạch chủ xảy ra thì thường gây ra đau lưng lan vào ổ bụng. Đau thường dữ dội và đột ngột. Vỡ phình động mạch chủ là một cấp cứu y tế vì nó có thể dẫn đến chảy máu nội tạng đe doạ tính mạng.

Phình động mạch chủ hay gặp nhất ở nam giới trên 60 tuổi nghiện thuốc lá hoặc có cholesterol cao. Nhưng bất cứ ai bị đau dữ dội ở bụng hoặc lưng mà không hết thì nên đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Viêm ruột thừa

Chưa đến một nửa số người bị viêm ruột thừa có các triệu chứng kinh điển như buồn nôn, nôn và đau ở vùng bụng dưới bên phải. Trong khi có thể bị đau ở chỗ khác, song đau vùng thắt lưng cũng hay gặp. Lý do: Mặc dù ruột thừa thường nằm ở bên cạnh vùng bụng dưới bên phải, khoảng 15% số người có ruột thừa ở phía lưng gần thận do khoang giải phẫu. Vì vậy, khi cơ quan bí ẩn này bị viêm hoặc vỡ, nó có thể gây đau lưng thay vì đau bụng.

Tuy tất cả các bác sĩ đều biết về điều này trong trường y, song đây thường không phải là bệnh đầu tiên được các bác sĩ nghĩ đến khi gặp bệnh nhân bị đau lưng.

Bất cứ khi nào nghi ngờ mình bị viêm ruột thừa, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ: Ruột thừa bị viêm có thể vỡ trong chưa đầy 24 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu, và nếu nhiễm trùng xảy ra có thể dẫn đến sốc. Bạn có thể cần phẫu thuật, và trì hoãn việc mổ dẫn đến các biến chứng khiến bạn phải mổ nhiều lần và phục hồi lâu hơn.

6 benh can canh giac khi bi dau lung

Các vấn đề về sản phụ khoa

Có nhiều lý do ở vùng bụng dưới khiến phụ nữ bị đau lưng. Ví dụ, 25% phụ nữ có tử cung ngả sau. Khi những phụ nữ này bị đau bụng kinh, họ sẽ cảm thấy đau lưng dưới thay vì đau bụng. Tropng một số ít trường hợp, u xơ tử cung cũng có thể gây đau lưng nếu nó chèn ép vào cơ và dây thần kinh ở lưng, nhưng tử cung ngả sau khiến điều này dễ xảy ra hơn. Đau lưng cũng có thể là một triệu chứng của lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi các mô phủ mặt trong tử cung phát triển ra các cơ quan khác ở vùng chậu.

Bước đầu tiên là đi khám bác sĩ phụ khoa. Đối với một số phụ nữ, miếng dán nhiệt và thuốc chống viêm không steroid không cần đơn (NSAID) có tác dụng tốt, nhất là nếu được dùng ngay khi cơn đau bắt đầu. Trong các trường hợp khác, có thể cần đến thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật.

Loãng xương

Loãng xương thường được gọi là căn bệnh thầm lặng vì người bệnh thường không biết là mình bị bệnh. Nhưng theo một báo cáo gần đây, một trong các triệu chứng phổ biến của loãng xương là đau lưng khủng khiếp.

Đôi khi loãng xương khiến cột sống yếu đến mức bị gãy. Và khi những xương này bị gãy, chúng có thể gây ra đau lưng dữ dội mà không tự hết - mặc dù đôi khi không hề đau. Dù thế nào đi nữa thì sau vài lần gãy như vậy, người bệnh có thể bị còng và giảm chiều cao.

Nếu bạn bị đau lưng tệ hại ở lưng trên hoặc lưng giữa - hoặc bị "lùn đi" khoảng 2cm trở lên trong năm vừa rồi thì hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn có thể cần thuốc để giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm khớp

Theo Quỹ viêm khớp, bất kỳ phần nào của lưng cũng bị ảnh hưởng bởi viêm khớp, song phần thắt lưng đặc biệt dễ bị tổn thương vì nó phải mang nhiều trọng lượng cơ thể hơn. Có rất nhiều loại viêm khớp có thể dẫn đến đau, cứng, và sưng, nhưng thoái hóa khớp (OA) là phổ biến nhất. Loại viêm khớp "hao mòn" này xảy ra khi các sụn bao bọc ở đầu đầu xương bị mòn đi.

Nếu bạn bị viêm khớp, có rất nhiều cách điều trị có thể giúp bạn. Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chườm nóng và lạnh, vật lý trị liệu, và thậm chí cả những thay đổi về chế độ ăn uống có thể giúp ích.

Sỏi thận

Tin tốt về sỏi thận là chúng có xu hướng di chuyển ra khỏi cơ thể mà không gây ra tổn thương bên trong. Tin xấu: Những người từng bị sỏi thận thường mô tả nó là cơn đau tồi tệ nhất mà họ từng trải nghiệm.

Thông thường, đó là một cảm giác đau dữ dội như dao đâm ở bên cạnh hoặc sau lưng phía dưới xương sườn, và sau đó lan xuống dưới vào vùng sinh dục. Đau thường xảy ra từng cơn; sau một đợt đau dữ dội, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn trong vài giờ trước khi cơn đau khác kéo tới. Các triệu chứng khác có thể bao gồm máu trong nước tiểu, buồn nôn, nôn, và sốt.

Sỏi thận là một lý do phổ biến của khám cấp cứu: Theo một báo cáo, đã có khoảng 1,3 triệu lượt khám trong năm 2009 (tăng 20% ​​so với năm 2005). Các thủ phạm nghi ngờ là béo phì và biến đổi khí hậu (thời tiết nóng hơn dẫn đến mất nước, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của sỏi thận).

Dù đau lưng hay không bạn cũng nên đi khám ngay nếu bị sốt trên 38,5oC; đốt buốt khi đi tiểu, nước tiểu đục, hoặc nước tiểu có mùi hôi; buồn nôn và nôn kéo dài; hoặc đau không chịu nổi.

Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Năm 2025, thành phố Vinh quyết tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để chỉnh trang, làm mới các tuyến đường trung tâm. Thế nhưng một số công trình có thể bị ảnh hưởng đến tiến độ trong năm nay.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Sáng 4/4, Công an phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa trao trả lại tài sản thất lạc cho người dân.
Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Để phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” có được những kết quả đáng ghi nhận trong năm vừa qua, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã liên tục đổi mới trong công tác chỉ đạo triển khai tới các Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Tin khác

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động