Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, các vụ án tham ô, tham nhũng xảy ra… xét ở góc độ tâm lý cũng có những tác động đáng kể đến tư tưởng của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có lực lượng công nhân lao động. Đã có những so sánh giữa giàu và nghèo, giữa lao động và hưởng thụ, những tư tưởng tiêu cực, bất mãn xuất hiện. Trong khi đó, hiện nay, phần nhiều công nhân lao động có trình độ học vấn chưa cao; đời sống vật chất còn khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn dẫn đến nhận thức xã hội, lý tưởng sống còn hạn chế. Và các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng điều này để không ngừng xuyên tạc, kích động, lợi dụng sự non yếu về nhận thức chính trị của công nhân để tấn công tư tưởng, hòng làm cho họ xa rời lập trường giai cấp, phai nhạt lý tưởng cách mạng; mục tiêu xa hơn là nhằm làm suy yếu, chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Trong bối cảnh ấy, đặt ra những thách thức, nguy cơ không nhỏ, trước hết là trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Việc củng cố, bồi đắp nền tảng tư tưởng trong giai cấp công nhân đang là một yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự tồn vong của chế độ.

Tín dụng đen, vay nặng lãi là vấn đề nhức nhối của công nhân lao độngChú trọng xây dựng và phát triển đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao độngTạo thói quen để công nhân chủ động tìm đến các kênh thông tin của Công đoàn

Kỳ 1: Nguy cơ "bủa vây" công nhân

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu nâng cao đời sống văn hoá tinh thần càng trở nên cần thiết để tái tạo sức lao động, tăng cường khả năng sáng tạo của mỗi công nhân. Thế nhưng, thực tế đời sống văn hóa tinh thần của người lao động còn nghèo nàn khiến cho họ không có điều kiện để trau dồi kiến thức, không đủ nhận thức để tự bảo vệ mình; thậm chí sự khó khăn đôi khi khiến họ nảy sinh tư tưởng bất mãn, tiêu cực, nhận thức sai lệch về lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng…

Khoảng trống trong đời sống công nhân

Bắt đầu vào ca từ lúc 7h sáng, nhưng mỗi ngày, chị Đỗ Thị Bình, công nhân Công ty TNHH Fujikin (Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) đều phải dậy từ lúc 5h để lo bữa ăn sáng cho cả nhà. Dù gắn bó với Công ty đã được 14 năm, công việc gần như đã được “lập trình”, thế nhưng, mỗi ngày cuộc sống của chị Bình cũng chỉ quanh quẩn từ nhà trọ đến Công ty, rồi cơm nước, chăm sóc con cái… Thời gian rảnh để giải trí, hay tiếp cận với các hoạt động xã hội cộng đồng gần như không có. Thậm chí, theo chị Bình, chị còn không có cả thời gian để xem các chương trình giải trí trên tivi, chứ chưa nói đến việc chủ động tìm hiểu các kiến thức và chính sách pháp luật, hay lắng nghe công tác tuyên truyền trên các loa phát thanh công cộng.

muon neo chong nong cua cong nhan
Với nhiều công nhân lao động, đặc biệt là lao động nữ, ngoài thời gian làm việc tại Công ty, họ dành phần lớn thời gian để chăm lo cho gia đình, con cái nên không có điều kiện để giải trí, hay tiếp cận với các hoạt động xã hội cộng đồng.

“Mỗi năm Công ty sẽ tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục về chính sách pháp luật cho người lao động một lần. Thế nhưng, không phải công nhân nào cũng được tham dự các buổi tuyên truyền chính sách này, vì mọi người phải đảm bảo công việc sản xuất. Do đó, khi các cơ quan chức năng đến Công ty để tổ chức tuyên truyền, mỗi bộ phận sẽ cử một vài người để tham dự. Như chị thì ít quan tâm đến các chính sách pháp luật về lao động, bởi Công ty ở đây thực hiện rất tốt các chính sách đối với người lao động”, chị Bình bộc bạch.

Không được “may mắn” như chị Đỗ Thị Bình, khi mỗi năm Công ty còn phối hợp tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về lao động cho người lao động một lần, dù số lượng công nhân lao động được tham gia rất ít; chị Nguyễn Thị Thanh (xin được giấu tên Công ty - pv), công nhân tại một Công ty cũng thuộc Khu công nghiệp Thăng Long cho biết, Công ty gần như không có hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nào cho người lao động, và người lao động cũng không được tham gia các buổi tuyên truyền của Công đoàn cấp trên, hay của chính quyền địa phương.

“Khi công nhân lao động có những vướng mắc về chế độ, chính sách thì sẽ tìm trực tiếp doanh nghiệp để hỏi và lúc đó doanh nghiệp sẽ trả lời, nhưng nhiều người thậm chí bị vướng mắc về chế độ cũng không dám hỏi, đây là điều thiệt thòi với công nhân lao động”, chị Thanh tâm sự.

Có thể thấy, với khối lượng công việc nhiều, sau giờ tan ca, người công nhân lao động dù mệt nhoài nhưng vẫn phải cố gắng đảm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ để chăm lo cho gia đình. Vì vậy, nhiều công nhân chỉ biết ẩn mình trong 4 bức tường của phòng trọ và thời gian còn lại đa phần họ dành cho việc ngủ. Bởi thế, họ có ít cơ hội gặp gỡ, giao lưu, giải trí; ít có cơ hội tiếp cận tìm hiểu về các chính sách pháp luật về lao động. Do đó, nhiều trường hợp bị hổng kiến thức về pháp luật đã nảy sinh tư tưởng bất mãn, tiêu cực và có nhận thức sai lệch về các chính sách pháp luật của Nhà nước.

Và những luồng “gió độc”

Dạo qua một số khu công nghiệp tại Thủ đô Hà Nội như: Thăng Long, Nội Bài, Quang Minh, Sài Đồng hay Thạch Thất - Quốc Oai… điều dễ nhận thấy nhất, đó là ở những khu tập trung đông đúc công nhân sinh sống thường có rất ít các điểm vui chơi, giải trí lành mạnh. Những nơi này, hàng quán ăn nhậu chiếm số đông, tiếp đến là quán nét, bi-a, karaoke… Đây là những tụ điểm mà công nhân thường xuyên tranh thủ lui tới sau những giờ làm việc căng thẳng.

dung nen buong tha
Hàng quán ăn nhậu gần khu công nghiệp là nơi mà nhiều công nhân thường xuyên tranh thủ lui tới sau những giờ làm việc căng thẳng.

Tuy nhiên, việc lang thang ở những tụ điểm “ăn chơi”, không phải người lao động nào cũng có điều kiện để lui tới. Bởi thế, sau thời gian lao động mệt mỏi, với họ, chiếc điện thoại có lẽ là “người bạn tri kỷ” nhất. Do không có nhiều thời gian để tìm hiểu, tiếp cận với các thông tin chính sách pháp luật, cùng với việc có những “lỗ hổng” về kiến thức pháp luật, sự hạn chế trong nhận thức trước những thông tin “fake news” (tin giả), không ít người lao động “lang thang” trên các trang mạng xã hội vô tình đã bị các đối tượng phản động xúi giục, kích động về tư tưởng; thậm chí không ít người bị mua chuộc bằng vật chất để chống phá, xuyên tạc giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn, chống phá Đảng, Nhà nước… gây bất ổn xã hội.

Còn nhớ, vào năm 2020, trong khi tình hình dịch Covid-19 đang có những chiều hướng diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu. Trong đó, Công ty Chí Hùng (công ty vốn FDI, trụ sở tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), có quy mô lao động lên đến 9.500 người. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong tháng 7 - 8/2020, Công ty Chí Hùng không có đơn hàng nên dự định sẽ tạm hoãn hợp đồng lao động với một số công nhân. Dù vậy, Công ty chưa thông có báo cụ thể về tình hình và chế độ hỗ trợ công nhân. Lợi dụng tình hình này, một số đối tượng phản động đã đăng thông tin lên trang mạng xã hội Facebook để xúi giục, kích động công nhân tụ tập, gây rối.

Theo đó, chiều 26/5/2020, có một nhóm công nhân đến trước trụ sở Công ty Chí Hùng để phản đối việc doanh nghiệp sẽ cho họ tạm nghỉ việc trong 2 tháng (7 và 8). Lúc đầu chỉ có vài chục người đình công, tuy nhiên, đến ngày 29/5/2020 số lượng người đình công đã lên đến 8.000 người. Trong đó, nhiều người lao động bị kích động đã tụ tập chặn đường huyết mạch giao thông để gây rối, đập phá…

Trước đó, năm 2018, 21.000 công nhân lao động tại Công ty TNHH Pou Hung và Công ty TNHH Cansports (100% vốn FDI) tại Khu công nghiệp Chà Là (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã tổ chức ngừng việc tập thể để phản đối dự án Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt và phản ứng với cách tính lương của Công ty. Qua tiến hành các biện pháp điều tra, Công an tỉnh Tây Ninh và Công an huyện Dương Minh Châu đã phát hiện 10 đối tượng kích động công nhân nghỉ việc, mua cờ, biểu ngữ phát cho công nhân ra đường tuần hành, hòng gây bạo động…

Mới đây nhất, vào đầu tháng 10/2023, khoảng 5.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (đóng tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã kéo nhau rời Công ty trước giờ làm việc buổi chiều. Công nhân cho rằng, Công ty ép sản lượng cao, đồng thời có kiến nghị tăng lương, tăng tiền trợ cấp xăng xe, độc hại… Ngay sau đó, Cơ quan Công an huyện Diễn Châu đã điều tra, tiến hành triệu tập một số đối tượng để làm rõ hành vi tung tin, kích động, lôi kéo công nhân ngừng việc tập thể. Được biết, vụ việc đang trong quá trình điều tra, những đối tượng liên quan sẽ được làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

62000 ty dong ho tro an sinh xa hoi am long nguoi lao dong
Nhiều cuộc gây rối, đình công xảy ra do người lao động trẻ, còn hạn chế về nhận thức xã hội, nhận thức chính trị, chưa am hiểu pháp luật. Ảnh minh họa

Từ các cuộc gây rối, đình công nói trên có thể thấy, phần lớn các sự việc xảy ra đều là người lao động trẻ, còn hạn chế về nhận thức xã hội, nhận thức chính trị, chưa ý thức rõ về tự hào dân tộc, lòng yêu nước, chưa am hiểu pháp luật; mặt khác là thiếu kỹ năng sử dụng mạng xã hội, không phân biệt được thông tin tốt - xấu. Một số đối tượng bị dẫn dắt truy cập vào các trang web phản động như: Ủy ban nhân quyền Việt Nam, Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Tự Do, Việt Tân, VOA, Đàn Chim Việt… với nhan nhản những bài viết, thông tin xuyên tạc, truyền bá luận điểm sai trái, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận vai trò của tổ chức Công đoàn, đòi thành lập cái gọi là “tổ chức công đoàn độc lập” nhằm tập hợp, hình thành lực lượng chính trị đối lập, gây bất ổn xã hội. Đây chính là những luồng “gió độc” len lỏi trong lực lượng công nhân, kích động, tấn công tư tưởng làm thay đổi nhận thức, hành vi cũng như có những cách hiểu sai trái về các chính sách pháp luật, dẫn đến việc người lao động vi phạm pháp luật.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Nâng cao kiến thức pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và phòng tránh tín dụng đen
Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an).

Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an):

“Nhiều người dân tiếp cận thông tin không chính thống trên mạng xã hội và bị dẫn dụ bởi những thông tin sai sự thật đó dẫn đến những hành vi: Một là tham gia thực hiện những hành vi nguy hiểm, chống đối lại cơ quan chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ; thứ hai là quyên góp về tài chính, nhằm xúi giục, kích động gây rối... Tôi cho là kỹ năng sử dụng mạng xã hội của bộ phận người dân còn yếu kém, thiếu sự nhận thức đầy đủ pháp luật. Thậm chí người ta có thể hiểu nhưng coi thường pháp luật. Do đó cần xử lý để làm gương với những đối tượng có tham gia việc vận động, tài trợ, hô hào, kích động, gây rối. Thông qua việc xử lý đó chúng ta nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc sử dụng mạng xã hội của người dân”.

Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới

Tuấn Anh - Đỗ Đạt - Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền

Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn, giảm nguồn thu dẫn đến việc trả nợ càng khó khăn hơn.
Chỉ có các tổ chức tín dụng mới được cấp phép kinh doanh ngoại hối

Chỉ có các tổ chức tín dụng mới được cấp phép kinh doanh ngoại hối

(LĐTĐ) Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay thì chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh ngoại hối, đặc biệt kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Toraji nhiều khả năng di chuyển vào Biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11 (trở thành cơn bão số 8). Ngoài ra, 1 cơn bão nữa ở ngoài khơi xa tây bắc Thái Bình Dương (bão Man-yi) cũng có khả năng mạnh thêm và không loại trừ khả năng thời gian tới xuất hiện bão số 9.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lúc 4 giờ sáng ngày 11/11/2024, bão số 7 (Yinxing) hiện đang ở vị trí gần khu vực phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Bão có sức gió mạnh nhất gần tâm đạt cấp 8 (tương đương 62 - 74 km/giờ), giật cấp 10, và di chuyển theo hướng tây nam với tốc độ 15 km/giờ.
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

(LĐTĐ) Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024 sẽ diễn ra vào ngày 17/11 tại Hà Nội, vinh danh trang phục truyền thống. Sự kiện thu hút 300 - 500 người, bao gồm các đoàn chiến hành, kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc.
Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới.
Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

(LĐTĐ) Trên thế giới có rất nhiều nước thị trường phát triển cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đại biểu Quốc hội đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu quan điểm về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

Tin khác

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

(LĐTĐ) Người đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Xem thêm
Phiên bản di động