Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân

Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!

(LĐTĐ) Để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì công tác giáo dục tư tưởng chính trị phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và cả sự chủ động của chính người lao động. Trong những năm tới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội dự báo còn phức tạp, hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, có thể xuất hiện những yếu tố mới. Bối cảnh ấy đặt ra những thách thức không nhỏ. Việc củng cố, bồi đắp nền tảng tư tưởng cho công nhân lao động đang là một yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ sự tồn vong của chế độ.
Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới Kỳ 3: Tấm khiên Công đoàn

Củng cố “mặt trận” tư tưởng

Có thể nói, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến “mặt trận tư tưởng” này. Hơn 10 năm trước, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Chỉ thị 01/CT-TLĐ ngày 22/9/2009 về “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới” và Nghị quyết 04/NQ-TLĐ ngày 27/12/2010 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức công đoàn trong tình hình mới”. Năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 (Khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, trong đó giao Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng Đề án “Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Năm 2016, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng Liên đoàn và cấp nhà nước về “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay”. Thời điểm đó, đề án đặt ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2030 có trên 75% công nhân lao động, trong loại hình doanh nghiệp nhà nước được tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng đạo đức, tác phong lao động công nghiệp; đến năm 2030 có từ 55% cán bộ công đoàn cơ sở và 35% đoàn viên công đoàn, công nhân lao động tích cực, nòng cốt được học tập từ sơ cấp đến trung cấp lý luận chính trị.

Giúp người lao động nâng cao kiến thức
Công nhân lao động tiếp cận kiến thức tại thư viện Công đoàn của Công ty TNHH Panasonic Industrial Devices Việt Nam.

Ngày 13/2/2015, Chính phủ ban hành Quyết định số 231/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”. Mục tiêu, phấn đấu 70% công nhân lao động được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu những kiến thức chính trị cơ bản; được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động. Tổ chức cho công nhân lao động học các chương trình sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị hoặc cao hơn phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Như vậy, trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức có những bước phát triển mạnh mẽ, Đảng, Nhà nước cũng xác định nhiệm vụ rèn luyện giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp của những người “lao động chân tay” mà hướng tới những “công nhân trí thức”. Tuy nhiên, để tiến dần đến mục tiêu chuyển từ “công nhân áo xanh” sang “công nhân áo trắng”, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng công nhân lao động sẽ là một quá trình bền bỉ.

Chia sẻ với phóng viên về nội dung này, ông Võ Mạnh Sơn - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa - cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân phải được tiến hành thường xuyên, bám sát thực tiễn. Bên cạnh đó, cần gắn công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động với việc động viên về mặt vật chất, tinh thần đối với công nhân lao động chấp hành tốt nội quy và kỷ luật lao động, có ý chí phấn đấu, rèn luyện nâng cao lập trường tư tưởng, có ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc. Đặc biệt, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong với công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị cho công nhân lao động, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho giai cấp công nhân là vấn đề cấp bách…

Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!
Theo Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân phải được tiến hành thường xuyên, bám sát thực tiễn.

Tăng cường, đổi mới phương pháp

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội đồng thời thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới.

"Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng, về chế độ, về giai cấp, về tổ chức Công đoàn, trách nhiệm công dân, không ngừng nỗ lực trong học tập, lao động, công tác, tích cực tham gia các phong trào thi đua,... để đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đất nước; từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình" - (Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII).

Trên thực tế, theo ông Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, thời gian qua, LĐLĐ Thành phố thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Thành phố có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh quốc gia. Các cấp Công đoàn phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô; tích cực, chủ động trong nhận diện, đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; phát hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, để ngăn ngừa và khắc phục tác động mặt trái của kinh tế - xã hội đến sự phát triển của giai cấp công nhân nước ta, phải coi trọng, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giai cấp công nhân. Trong đó, trọng tâm là thực hiện hiệu quả chính sách tạo việc làm; cải tiến chính sách tiền lương để công nhân bảo đảm cuộc sống; phát huy dân chủ và nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn bảo đảm công bằng, bình đẳng cho người lao động.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, bên cạnh việc chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc tăng cường nắm bắt tình hình, tư tưởng của công nhân lao động để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho công nhân lao động về các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội… Đồng thời, phối hợp lực lượng Công an đến từng doanh nghiệp, khu nhà trọ công nhân, tuyên truyền kỹ năng, kiến thức phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, tố giác tội phạm, phòng chống cháy nổ, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động “tín dụng đen”. Qua đó, góp phần giáo dục, nâng cao ý thức tự phòng tránh, giữ gìn an ninh trật tự, giúp công nhân lao động cảnh giác với các loại tội phạm, không để bị lôi kéo, vướng mắc vào các tệ nạn xã hội.

Mặt khác, thời điểm này là lúc cần đổi mới hoạt động công đoàn, để nâng cao hiệu quả của tổ chức Công đoàn, đại diện quyền lợi cho người lao động, giải quyết kịp thời các tranh chấp. Nhất là khi chúng ta tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới, trong đó có những yêu cầu trong quá trình hội nhập như việc cho phép thành lập các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đổi mới, xây dựng tổ chức vững mạnh, hoạt động hiệu quả, thực sự là chỗ dựa, là người bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động. Tăng cường phát huy hiệu quả tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo Đảng, đoàn thể, chính quyền với công nhân, kịp thời giải quyết nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của công nhân.

ĐANG TRỰC TUYẾN: Nâng cao kiến thức pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và phòng tránh tín dụng đen
Một buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và phòng tránh tín dụng đen” do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thu hút sự quan tâm của đông đảo công nhân lao động.

Đối với công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nghị quyết, quyết định, đề án của Đảng, Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam về tuyên truyền, giáo dục cho công nhân lao động. Bên cạnh giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân, cũng cần quan tâm bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở làm hạt nhân, nòng cốt. Nội dung tuyên truyền, giáo dục cần dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhu cầu, lợi ích, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của công nhân.

Hiện nay, truyền thông số bùng nổ, phải tranh thủ được sức mạnh của mạng xã hội, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, tập hợp công nhân xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; kịp thời ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại, thông tin sai trái tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của công nhân lao động.

Nỗ lực trong đổi mới nội dung, linh hoạt hình thức, phương pháp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, là nội dung quan trọng xây dựng một đội ngũ công nhân giác ngộ cao, có kỷ luật, có lòng yêu nước và tinh thần cống hiến vì Tổ quốc.

Để kết thúc loạt bài, chúng tôi xin dẫn lời phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định việc phải "tiếp tục coi trọng và đổi mới hơn nữa nội dung, cách làm trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hiện đại".

"Các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục cần đa dạng, quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin đi đôi với các phương thức, hình thức truyền thống, nhất là đi sâu, đi sát, cùng làm việc, sinh hoạt, chia sẻ, vận động đoàn viên, người lao động. Đổi mới hình thức tuyên truyền, đưa chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với công nhân, viên chức, người lao động; nhất là việc kiên trì, sáng tạo trong tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cụ thể hóa các tiêu chí cho phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động; xây dựng các mô hình phù hợp, kịp thời phát hiện và biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

“Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến để các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thời cơ, thách thức và những vấn đề mới đặt ra đối với Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến lao động, công đoàn” - (Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới).
Tuấn Anh - Đỗ Đạt - Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tổ chức nhiều gian hàng 0 đồng nhằm giúp đoàn viên, công nhân lao động khó khăn được mua sắm các sản phẩm cần thiết với giá 0 đồng.
Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

(LĐTĐ) Trong trận chiến Điện Biên Phủ, chiến sĩ Lê Bình và đồng đội của mình khi ấy còn rất trẻ, ôm những gói bộc phá đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Sáng nay (8/5), tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Ban Đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố tổ chức chương trình “Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019 - 2024” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức Lễ hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Người làm việc không có quan hệ lao động đa số điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

(LĐTĐ) Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ quận Thanh Xuân đã kết nạp 691 đảng viên, đạt 70% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra. Trong đó, tính đến tháng 5/2024, đã kết nạp 8 học sinh trung học phổ thông (THPT).
Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

(LĐTĐ) Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét bổ sung công việc nấu ăn cho các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc.

Tin khác

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động