F1 đi làm, F0 nhẹ nên cẩn trọng!
Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc khi trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà Bộ Y tế đề nghị xử phạt nghiêm việc “thổi giá" kit test Covid-19 Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cách ly mới đối với F1 |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, để đảm bảo an toàn, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp có thể cho F1 đi làm, còn F0 nên ở nhà. Tình hình dịch hiện hay diễn biến hết sức phức tạp, nhiều nhà máy, công ty trên khắp địa bàn cả nước số F0 liên tục tăng cao. Nếu cứ áp dụng biện pháp cho F0 và đặc biệt là F1 nghỉ thì nguồn lao động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp càng khó hơn.
Thế nên, để ổn định sản xuất, tránh đứt gãy về sản xuất và cung ứng hàng hóa, lãnh đạo một số sở Lao động- Thương binh và Xã hội khi trao đổi với báo chí cũng cho rằng, đối với F1 thì nên cho đi làm. Đặc biệt là sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp thiếu hụt nhiều lao động. Trong bối cảnh gia tăng F0 nhiều như hiện nay nếu không có phương án phù hợp sẽ dẫn đến việc thiếu lao động trầm trọng.
Thiếu hụt lao động đang là vấn đề nan giải đối với cộng đồng doanh nghiệp, vấn đề đặt ra dù có khó đến mức nào, trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe người dân và cộng đồng. Chính vì thế, nhiều người nêu quan điểm, cho F1 đi làm để đảm bảo sản xuất, kinh doanh, nhưng doanh nghiệp phải có cách sắp xếp, bố trí hợp lý. Còn đối với F0, tuy đa số hiện nay là thể nhẹ, nhưng quan trọng sức khỏe người lao động phải được đảm bảo. Chúng ta hay nói về hậu Covid-19, về quyền của người lao động mà huy động F0 đi làm là chưa ổn.
Về đề xuất nới lỏng, cho F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly như đề xuất của Bộ Y tế, trả lời báo chí, PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho rằng, thực tế hiện nay người dân đã được tiêm vắc xin đạt tỷ lệ cao, các ca bệnh thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy vậy, nếu để dịch bùng phát quá mạnh sẽ gây quá tải hệ thống y tế khiến số ca chuyển nặng tăng lên và như vậy số ca tử vong cũng tăng lên.
Vì vậy chúng ta nới lỏng nhưng không phải buông trôi, thả lỏng mà là chuyển từ cấm đoán sang quản lý rủi ro. Chính vì thế, PGS, TS Phu cho rằng, đây chỉ mới là đề xuất của Bộ Y tế, còn việc quyết định như thế nào thì tùy thuộc từng địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, làm sao cho hợp lý, tránh việc không kiểm soát được dịch, dẫn đến việc cả cơ quan, doanh nghiệp sẽ không còn lao động để làm việc.
Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, dự báo tới đây số ca mắc còn gia tăng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ đối diện với khả năng thiếu hụt lao động. Do đó, nên chăng cơ quan quản lý Nhà nước có văn bản và quy định rõ ràng để F1 được phép đi làm mà vẫn đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch. Còn đối với các F0, ít nhất trong thời gian hiện tại không nên quy định cho F0 nhẹ, F0 không triệu chứng đi làm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Viettel Post tiếp tục đạt mức tăng trưởng 2 con số

Hà Nội: Nhiều người mua vàng lấy may trước ngày vía Thần Tài

Những vấn đề cần quan tâm trong điều hành thị trường giá cả năm 2023

Công đoàn Thủ đô đã chi trên 144 tỷ đồng để chăm lo Tết cho người lao động

Điều hành giá xăng dầu sớm 2 ngày: Giá xăng ngày 30/1 tăng gần 1.000 đồng/lít

Thanh Trì trao Huy hiệu Đảng cho 191 đảng viên nhân dịp 3/2

Chú trọng xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh
Tin khác

Chào năm mới, thắng lợi mới!
Bình luận 01/01/2023 08:31

Vẫn là chuyện biếu quà Tết!
Bình luận 27/12/2022 07:55

Động lực cho “kỳ tích” kinh tế
Bình luận 22/12/2022 08:12

Ký ức Khâm Thiên gửi thông điệp hòa bình
Bình luận 20/12/2022 08:15

Để người lao động yêu quý doanh nghiệp
Bình luận 15/12/2022 07:47

Điều chỉnh chênh lệch tỉ suất lợi nhuận
Bình luận 08/12/2022 08:16

Câu chuyện đầu tuần
Bình luận 06/12/2022 11:37

Nâng tầm nguồn nhân lực cho Thủ đô
Bình luận 01/12/2022 08:43

Nền móng công nghiệp xe hơi Việt
Bình luận 29/11/2022 09:47

Chuyện chiếc xe Minsk và bài học tầm nhìn
Bình luận 24/11/2022 07:46