Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc khi trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà
Theo đó, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc điều trị khi trẻ mắc Covid-19 chăm sóc tại nhà. Đồng thời, hướng dẫn các phụ huynh theo dõi những triệu chứng bất thường ở trẻ. Đặc biệt, Bộ Y tế lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc Covid-19 khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế và không xông cho trẻ em.
Hướng dẫn sử dụng liều lượng thuốc Paracetamol cho trẻ theo tuổi. |
6 vật dụng và thuốc cần thiết khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chí đối với trẻ mắc Covid-19 được chăm sóc tại nhà, đó là có 3 tiêu chí lâm sàng và có người nhà chăm sóc. Cụ thể:
- Trẻ em ≤16 tuổi mắc Covid-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
- Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Ngoài ra, trẻ phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
Cũng theo Bộ Y tế, khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà cần chuẩn bị 6 vật dụng cần thiết, bao gồm: Nhiệt kế; máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; vật dụng cá nhân cần thiết; và thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
Ngoài các vật dụng trên cần phải chuẩn bị các loại thuốc điều trị tại nhà, bao gồm: Thuốc hạ sốt: Paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày); thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác; thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày; dung dịch nhỏ mũi: Natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày và thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, đủ sử dụng trong 1-2 tuần).
Cách dùng thuốc điều trị cho trẻ em mắc Covid-19
Cũng tại “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ mắc Covid-19”, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc điều trị, trong đó có thuốc hạ sốt khi trẻ mắc Covid-19 được chăm sóc tại nhà.
Cụ thể, khi nhiệt độ trẻ ≥ 38,5 độ C nên dùng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại. Nếu vẫn còn sốt có thể lặp lại mỗi từ 4 giờ đến từ 6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.
Ngoài thuốc hạ sốt, Bộ Y tế cũng đưa ra lưu ý dùng thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi). Theo Bộ Y tế, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn). Nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây.
“Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước; đồng thời tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh”, Bộ Y tế khuyến cáo.
Bộ Y tế cũng đưa ra lưu ý đối với các bậc phụ huynh khi chăm sóc con mắc Covid-19 tại nhà, đó là dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết. Như trẻ bị ho có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc). Khi trẻ bị ngạt mũi, xổ mũi thì xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%. Nếu trẻ xuất hiện tiêu chảy thì sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa. Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.
Bộ Y tế đặc biệt lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc Covid-19 chăm sóc tại nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế và không xông cho trẻ em.
Những triệu chứng bất thường cần báo cho nhân viên y tế
Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc Covid-19 đối với từng nhóm tuổi. Cụ thể:
Đối với trẻ dưới 5 tuổi:
Theo dõi các dấu hiệu như: Tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa. Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường ở trẻ. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh.
Cụ thể là theo dõi tinh thần: Trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật; sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt và chườm/lau người bằng nước ấm hoặc tình trạng sốt không cải thiện sau 48 giờ; trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút, trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút, trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút; trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...; dấu hiệu mất nước: Môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít...; tím tái; SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2); nôn mọi thứ; trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được; trẻ mắc thêm các bệnh khác như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng...; bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên:
Theo dõi các dấu hiệu: Tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác. Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường ở trẻ.
Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh: Cảm giác khó thở; ho thành cơn không dứt; không ăn/uống được; sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ; nôn mọi thứ; đau tức ngực; tiêu chảy; trẻ mệt, không chịu chơi; SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2); thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút; thở bất thường: Co kéo hõm ức, liên sườn...; bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc trẻ tự thực hiện tại nhà. Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40