BHXH Việt Nam tiếp tục đề xuất tăng số ngày cấp thuốc của người bệnh mạn tính
Tại Công văn này, BHXH Việt Nam cho biết, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 654/BHXH-CSYT (ngày 14/3/2023) về việc kéo dài thời gian kê đơn cấp thuốc điều trị các bệnh mạn tính gửi Bộ Y tế, trong đó đề xuất kéo dài thời gian kê đơn, cấp thuốc đối với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định (như tiểu đường, tăng huyết áp…), với số lượng thuốc được kê đơn sử dụng tối thiểu 60 ngày; trong thời gian uống thuốc điều trị, người bệnh cần đi khám bệnh thì vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Ảnh minh họa. |
Thông tư số 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính đã được ban hành ngày 29/12/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2018. Tại Điều 4 của Thông tư 52 quy định về “Nguyên tắc kê đơn thuốc” đã chỉ rõ: Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh...; số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định (do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận) hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày.
Nhằm giảm số lần người bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để tái khám, giảm tình trạng quá tải tại các cơ sở khám chữa bệnh... ngày 14/3/2023, BHXH Việt Nam đã đề xuất Bộ Y tế ban hành quy định về việc kê đơn như sau: Với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính ổn định (tiểu đường, tăng huyết áp...), số lượng thuốc được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Với bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên ổn định, thì số lượng thuốc được kê đơn, cấp thuốc điều trị sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Chỉ riêng với trường hợp bệnh nhân điều trị các bệnh mạn tính tại tuyến cơ sở (trung tâm y tế, phòng khám), đề nghị Bộ Y tế cho phép cấp thuốc điều trị không quá 30 ngày.
Hiện nay, trong bối cảnh Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi Thông tư số 52/2017/TT-BYT, ngày 11/6/2024, BHXH Việt Nam tiếp tục có Công văn số 1748 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, nêu rõ: Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phản ánh nguyện vọng của nhiều người bệnh mắc bệnh mạn tính điều trị dài ngày mong muốn được lấy thuốc 2 tháng/lần, nhằm giảm bớt áp lực chờ đợi cho người bệnh, giảm thời gian đi lại cho người bệnh, nhất là người bệnh cao tuổi, sức khỏe yếu, người cô đơn…
Vì vậy, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế quan tâm, sớm chỉ đạo hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2017/TT-BYT để giảm áp lực chờ đợi cho người bệnh, giảm thời gian đi lại và kinh phí cho người bệnh, đồng thời giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30