Đường sắt đô thị: Tháo gỡ điểm nghẽn ùn tắc giao thông Thủ đô
Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “ăn theo” tuyến đường sắt đô thị Đảm bảo an toàn vận hành và phòng chống dịch tuyến Cát Linh - Hà Đông |
Sức ép quá tải về giao thông
Tại Hà Nội, một trong những hiện tượng nhãn tiền là dân số gia tăng mạnh nhưng hiện vẫn tập trung ở khu vực nội đô. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm (2009 - 2019) của Hà Nội là 2,22% năm, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (1,44%/năm).
Mật độ dân số của Thành phố là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. Bình quân dân số cao, mật độ tập trung đông song hệ lụy dễ thấy tại Hà Nội là tình trạng người dân “ở một nơi, đi làm, đi học một nẻo” và di chuyển cục bộ trong một phạm vi và khung thời gian… tất cả đã trực tiếp hoặc gián tiếp khiến áp lực giao thông tại Hà Nội luôn đối mặt với tình trạng căng thẳng.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” giao thông Thủ đô ngày một thông thoáng, văn minh. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Quanh câu chuyện này không khó để thấy, chỉ cần một cơn mưa hay vào khung giờ cao điểm, hình ảnh ùn tắc kéo dài có thể bắt gặp thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từng dòng xe ken cứng, nhích từng mét nối đuôi nhau chen lấn. Bế tắc và không lối thoát khiến nhiều người còn ví von chua chát rằng “tắc đường là một trong những đặc sản Hà Nội” mà bất kỳ ai sinh sống ở Thủ đô đều đã và từng trải nghiệm.
Trong bối cảnh giao thông Hà Nội vẫn còn nhiều thách thức, không ít ý kiến cho rằng để xảy ra tình trạng tắc đường, kẹt xe ngoài một phần nguyên nhân từ hạ tầng giao thông ở ta còn yếu, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của xã hội thì ùn tắc còn xuất phát từ ý thức tham gia giao thông. Trên các tuyến phố của Hà Nội, không khó để bắt gặp những người đi xe máy không chấp hành đội mũ bảo hiểm, trong đó có không ít những “nam thanh, nữ tú”...
Đáng nói, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, cũng thường xuyên có các video, ảnh chụp đăng tải người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại, đi ngược chiều, đi vào đường cấm… hệ lụy nhãn tiền là gây ra va chạm, tai nạn dẫn tới thương tích.
Kinh nghiệm thực tế từ quá trình phát triển đô thị trên khắp thế giới đều cho thấy, khi đã có quy hoạch rõ ràng, vận tải hành khách công cộng luôn là chìa khóa để giải quyết ùn tắc giao thông, trong đó đường sắt đô thị đóng vai trò chủ đạo và hệ thống xe buýt là bổ trợ.
Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, sau 15 ngày khai thác miễn phí phục vụ hành khách tham quan, trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã đạt mức khả quan, tạo hiệu ứng tích cực và đóng vai trò nhất định trong mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội. Đồng thời, nhiều vấn đề đã được khắc phục trong những ngày đầu vận hành. Cụ thể, trong 15 ngày vận hành miễn phí (từ ngày 6 đến ngày 20/11), đơn vị đã vận hành 2.554 chuyến tàu an toàn và chở được 380.510 hành khách. Ước tính bình quân 1 ngày tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận chuyển được khoảng 25.361 hành khách, trong đó lượng người đi bình quân của ngày làm việc là khoảng 19.000 hành khách, bình quân đi vào cuối tuần là 38.000 hành khách. Về lượng phân bổ hành khách, theo ông Trường, nhà ga Cát Linh chiếm 28%, ga Yên Nghĩa chiếm 24%, còn lại 10 nhà ga chiếm hơn 48%. Riêng nhà ga Cát Linh mỗi ngày có từ 1.000-1.500 người gửi xe máy (chiếm 18,4% lượng người đi tàu ở ga này). |
Tuy nhiên, người dân Thủ đô vẫn đang có xu hướng “chuộng” sử dụng phương tiện cá nhân và xe buýt Thủ đô vẫn đang “lép vế” bởi thói quen này. Nguyên nhân một phần được xác định là do loại hình phương tiện này chưa thể đảm bảo được tính đúng giờ và tốc độ khai thác. Tính vận tốc khai thác bình quân của xe buýt hiện chỉ khoảng 15km/giờ, và nếu phương tiện cá nhân tiếp tục gia tăng, ùn tắc kéo dài thì vận tốc của xe buýt sẽ tiếp tục bị kéo giảm.
Mảnh ghép cho Hà Nội văn minh
Theo nhiều chuyên gia giao thông, đường sắt đô thị là bộ phận cấu thành quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là tiền đề cho sự phát triển của giao thông đô thị. Và, phát triển giao thông đô thị bền vững cũng chính là điều kiện để phát triển đô thị bền vững.
Một mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thiện sẽ gắn kết, giúp việc đi lại giữa các khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... cũng như giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đường sắt đô thị cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.
Chính bởi những ưu điểm kể trên nên khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào khai thác thương mại đã được xem là bước ngoặt lớn của giao thông Hà Nội nói riêng và giao thông cả nước nói chung. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác cũng nhận được nhiều kỳ vọng đó là góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo diện mạo mới văn minh cho Thủ đô.
Do những lợi ích của đường sắt đô thị đem lại như: Có tốc độ di chuyển cao, không ùn tắc giao thông do có đường dành riêng. Hành khách có thể lên kế hoạch trước cho chuyến đi và biết chính xác thời gian họ cần phải lên tàu, thời gian họ tới điểm đến. Chi phí về tiền bạc và thời gian khi di chuyển bằng đường sắt đô thị sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân hoặc các loại hình taxi truyền thống, taxi công nghệ...
Di chuyển bằng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông người dân sẽ không còn phải chịu cảnh di chuyển ùn tắc. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Với những đặc điểm riêng, đường sắt đô thị và xe buýt sẽ bổ sung cho nhau, tăng hiệu quả và thu hút người đi cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị. Theo ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, khi nhìn nhận dưới góc độ chuyên gia giao thông, mỗi một phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng được một số đối tượng nhất định. bởi vậy, cần có cả một hệ thống đa loại hình để bổ sung cho nhau.
“Một phương thức vận tải không thể giải quyết được hết và Cát linh - Hà Đông mới chỉ là sự khởi đầu. Và với sự khởi đầu tốt đẹp như hiện nay thì chúng tôi hi vọng tới đây Hà Nội sẽ tiếp tục đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đi vào hoạt động”, chuyên gia giao thông Vũ Hồng Trường nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu, với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, ngay khi đi vào vận hành thương mại, nhiều người dân Hà Nội đã lựa chọn loại hình vận tải công cộng hiện đại này để đi lại. Là người đầu tiên mua vé tháng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, anh Ngô Minh Hoàn (trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông) cho biết, bản thân trong 15 ngày đầu tuyến miễn phí đã từng đi và trải nghiệm và cảm nhận đây là loại hình vận tải hành khách mới, thuận tiện.
“Tôi đã trải nghiệm tàu và quyết định mua vé tháng để phục vụ việc đi lại của mình. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là loại hình vận tải tiên tiến, tốc độ di chuyển nhanh, đi tàu sẽ không phải chịu cảnh ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian đi lại, điều này khiến tôi rất yên tâm. Hơn nữa, khi đi tàu, tôi được ngắm không gian, ngắm cảnh Thành phố và thấy tự hào, thêm yêu Hà Nội”, anh Hoàn chia sẻ./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34