Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bước vào ngày bán vé đầu tiên
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vận hành ổn định và chạy thương mại từ 21/11 Khởi đầu cho loại hình vận tải công cộng mới Cần thêm ‘cú hích’ để xe buýt phát triển |
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là một trong những dự án đặc biệt quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác góp phần giảm ùn tắc giao thông và đẩy mạnh đầu tư vận tải hành khách công cộng cho thành phố Hà Nội.
Ngay từ 6h30, tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông) đã có những hành khách đầu tiên mua vé lên tàu. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Theo ghi nhận của báo Lao động Thủ đô trong sáng đầu tiên thu phí với hành khách đi tàu, lượng hành khách có xu hướng giảm nhẹ. Để thuận tiện cho hành khách, mọi thắc mắc cũng như hướng dẫn mua vé đều được đội ngũ nhân viên nhà ga giải thích cặn kẽ.
Là người đầu tiên mua vé tháng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, anh Ngô Minh Hoàn (trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông) cho biết, bản thân trong 15 ngày đầu tuyến miễn phí đã từng đi và trải nghiệm và cảm nhận đây là loại hình vận tải hành khách mới, thuận tiện.
“Tôi đã trải nghiệm tàu và quyết định mua vé tháng để phục vụ việc đi lại của mình. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là loại hình vận tải tiên tiến, tốc độ di chuyển nhanh, đi tàu sẽ không phải chịu cảnh ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian đi lại, điều này khiến tôi rất yên tâm. Hơn nữa, khi đi tàu, tôi được ngắm không gian, ngắm cảnh Thành phố và thấy tự hào, thêm yêu Hà Nội” - anh Hoàn chia sẻ.
Trong ngày đầu bán vé, nhiều hành khách tỏ ra bỡ ngỡ khi thực hiện các thao tác mua vé trên máy, song tất cả đều nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhân viên nhà ga. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Chị Ngô Thanh Thúy (trú tại quận Long Biên) cho biết, trong 15 ngày trước chị không dám đi tàu để trải nghiệm mặc dù là miễn phí vì sợ đông người trong thời điểm dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. Sáng nay chị quyết định mua vé để đi tàu trải nghiệm.
“Tàu chạy êm, nhanh và tiện lợi. Ngồi trên tàu có thể thư thả ngắm cảnh. Có thể nói đây là phương tiện công cộng rất tốt khi có thể tránh được cảnh tắc đường trong những giờ cao điểm. Tôi sẽ cân nhắc để sử dụng lâu dài loại hình vận tải này” - chị Thúy nhấn mạnh.
Nhiều bạn trẻ quyết định chọn mua vé tháng để phục vụ nhu cầu đi lại của mình. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Theo tìm hiểu, tại tuyến Cát Linh - Hà Đông, vé bán tại các ga bao gồm vé lượt, ngày, tháng và vé miễn phí. Hành khách đi tàu theo hình thức vé ngày sẽ mua vé tại quầy. Người mua vé lượt có thể mua trực tiếp tại máy bán vé tự động, giá mỗi lượt giao động từ 8.000-15.000 đồng tùy theo cự ly di chuyển.
Để mua vé tại quầy bán vé tự động, khách hàng dùng tiền mặt đưa vào khe nhận tiền, chọn ga đến. Các nút bấm trên máy dạng cảm ứng tay. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa. Trường hợp khách không mua tại máy bán vé tự động có thể mua trực tiếp tại quầy bán vé tại sảnh.
Trong ngày đầu bán vé, lượng hành khách đi tàu có xu hướng giảm nhẹ so với 15 ngày miễn phí trải nghiệm. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Khách mua vé tháng chỉ cần đến trả tiền, vé có tác dụng ngay lập tức để sử dụng trong 30 ngày. Khi thẻ vé tháng hết hạn, hành khách tiếp tục tới thanh toán tại quầy và đóng tiền gia hạn nếu có nhu cầu. Vé tháng có ba mức giá, 100.000 đồng với đối tượng ưu tiên; 140.000 đồng dành cho đối tượng mua vé tập thể từ 30 người trở lên; 200.000 đồng với đối tượng không ưu tiên.
Vé ưu tiên áp dụng với học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp. Khi tới quầy mua vé tháng, hành khách chỉ cần xuất trình thẻ học sinh, sinh viên… giá trị thẻ này có thời hạn là 30 ngày.
Với nhiều loại vé và mức giá phù hợp, hành khách có thể dễ dàng lựa chọn đường sắt Cát Linh - Hà Đông để phục vụ nhu cầu đi lại. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Đáng chú ý, để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19, tại các ga tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đơn vị quản lý đã bố trí dung dịch sát khuẩn, khẩu trang miễn phí, đo thân nhiệt hành khách và yêu cầu khách khai báo y tế điện tử hoặc ghi giấy. 100% khách đi tàu, nhân viên nhà ga đều đeo khẩu trang.
Để điều tiết, giãn sự tập trung đông người ở tầng 1 và tầng 2 các ga, đơn vị quản lý cũng bố trí các đường dẫn để hành khách đi, chờ đợi theo hàng. Tăng cường nhân viên phân luồng, kiểm soát và hướng dẫn. Tại các nhà ga cũng được bố trí phòng cách ly y tế tạm thời nhằm cách ly trường hợp hành khách có biểu hiện triệu chứng mắc Covid-19.
Với vận tốc di chuyển nhanh, hành khách đi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ không còn phải chịu cảnh lưu thông ùn tắc. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, sau 15 ngày khai thác miễn phí phục vụ hành khách tham quan, trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã đạt mức khả quan, tạo hiệu ứng tích cực và đóng vai trò nhất định trong mạng lưới giao thông đô thị Hà Nội. Đồng thời, nhiều vấn đề đã được khắc phục trong những ngày đầu vận hành.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là khởi đầu cho loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong 15 ngày vận hành miễn phí (từ ngày 6 đến ngày 20/11), đơn vị đã vận hành 2.554 chuyến tàu an toàn và chở được 380.510 hành khách. Ước tính bình quân 1 ngày tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận chuyển được khoảng 25.361 hành khách, trong đó lượng người đi bình quân của ngày làm việc là khoảng 19.000 hành khách, bình quân đi vào cuối tuần là 38.000 hành khách. “Số lượng hành khách đi lại như vậy là nằm trong quy luật chung của giao thông đô thị” - ông Vũ Hồng Trường nhấn mạnh.
Đối tượng đi tàu trong ngày đầu tiên bán vé đa dạng và gồm nhiều lứa tuổi. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Về lượng phân bổ hành khách, theo ông Trường, nhà ga Cát Linh chiếm 28%, ga Yên Nghĩa chiếm 24%, còn lại 10 nhà ga chiếm hơn 48%. Riêng nhà ga Cát Linh mỗi ngày có từ 1.000-1.500 người gửi xe máy (chiếm 18,4% lượng người đi tàu ở ga này).
“Mỗi một phương thức vận tải đô thị thì chỉ đáp ứng được một số đối tượng nhất định, bởi vậy mới sinh ra một thứ gọi là hệ thống. Một phương thức vận tải không thể giải quyết được hết và Cát linh - Hà Đông mới chỉ là sự khởi đầu.
Và với sự khởi đầu tốt đẹp như hiện nay thì chúng tôi hi vọng tới đây Hà Nội sẽ tiếp tục đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đi vào hoạt động. Là loại hình vận tải hành khách mới chắc hẳn sẽ có các vấn đề nảy sinh song trên tinh thần chúng tôi sẽ khắc phục ngay trong khả năng có thể…” - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34