Cần thêm ‘cú hích’ để xe buýt phát triển
Tình trạng lấn làn xe buýt nhanh BRT diễn ra phổ biến | |
Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp Hà Nội | |
Hà Nội hướng đến giao thông 'xanh' |
Nhiều năm qua, để tăng cường năng lực cho mạng lưới giao thông, không chỉ hệ thống hạ tầng đường sá được xây dựng, mở mang mà mạng lưới xe buýt của Thành phố cũng được tập trung đầu tư phát triển theo hướng chất lượng, hiện đại.
Nhờ những nỗ lực này, xe buýt không chỉ là phương tiện phục vụ vận chuyển hành khách công cộng, mà còn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, góp phần xây dựng văn hóa, văn minh đô thị Hà Nội.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện Thành phố đã có 124 tuyến buýt, trong đó có 100 tuyến trợ giá, 10 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận, 2 tuyến City Tour. Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã và phục vụ đến: 453/584 số xã, phường, thị trấn (đạt 78%); 66/71 bệnh viện (đạt 93%); 296/708 các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đạt (42%); 32/37 các khu công nghiệp (đạt 86%); 82/85 các khu đô thị mới (đạt 96%).
Thời gian qua, hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thủ đô đã đạt được những bước tiến đáng kể. Ảnh: Đinh Luyện |
Vận tải hành khách công cộng tiếp tục có sự tăng trưởng, hiện tổng sản lượng vận chuyển hành khách công cộng năm 2019 ước đạt 948,5 triệu lượt hành khách. Trong đó, xe buýt đạt 510,5 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 17,03% nhu cầu đi lại của người dân, tăng 3,2% so với năm 2017.
Đáng chú ý, xe buýt Hà Nội hiện đã đạt số lượng trên 1.200 chiếc, chủng loại phong phú với xe buýt nhanh BRT; xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG; xe buýt đạt chuẩn khí thải EURO IV, V; xe City Tour… Cùng đó, xe buýt hiện nay đã có rất nhiều tiện ích như: Wifi miễn phí, hệ thống thông báo, cảnh báo bằng âm thanh, sàn thấp phục vụ người khuyết tật, người già…
Phát triển mạnh song theo nhiều chuyên gia giao thông, để thật sự tạo được "cú huých" cho xe buýt phát triển thì còn không ít thách thức. Ông Lê Ðỗ Mười, Phó Viện trưởng Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải cho rằng, Hà Nội từng có 5,6km đường dành riêng cho xe buýt ở đường Nguyễn Trãi nhưng nay đã bị "xóa sổ" và hiện chỉ còn 1,3km ở đường Yên Phụ nhưng cũng chưa thật sự là đường dành riêng đúng nghĩa.
Trong khi quỹ đất xây dựng hạ tầng phục vụ xe buýt rất thiếu nên hành khách khó tiếp cận và phương tiện không thể di chuyển dễ dàng. Để giải quyết vấn đề này, ông Lê Ðỗ Mười kiến nghị, để phát triển được xe buýt trước hết cần tháo gỡ vướng mắc về hạ tầng, với những giải pháp cương quyết, từ lãnh đạo thành phố xuống đến các sở, ngành và địa phương.
Ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho rằng, cần khôi phục làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số trục tuyến đủ điều kiện. Trục Nguyễn Trãi - Hà Đông là ví dụ.
Theo đó, trục "xương sống" này chiếm tới 30% số tuyến trên toàn mạng xe buýt của Thủ đô. Trước đây, khi có làn đường riêng, xe buýt có thể vận hành đạt tốc độ 20-21km/giờ, nhưng nay chỉ còn 13-14km/giờ. Nếu có làn đường riêng sẽ an toàn hơn do xe buýt không phải ra vào điểm dừng, cản trở luồng giao thông. Các phương tiện khác sẽ được tạo không gian lưu thông tốt hơn do không bị xung đột với xe buýt.
Ngoài ra, ông Nguyễn Công Nhật cũng chia sẻ, có một viễn cảnh là nếu không có làn ưu tiên cho xe buýt, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khi đi vào vận hành có thể chạy nhanh song khi hành khách chuyển tuyến sang xe buýt vẫn bị chậm thì sẽ khó phát huy hiệu quả.
Được biết, nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới xe buýt để thu hút hành khách, tại kỳ họp thứ chín, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết quan trọng, trong đó, có nhiều cơ chế chính sách ưu tiên cho xe buýt phát triển, miễn phí sử dụng xe buýt với người có công, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dưới sáu tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo...
Đặc biệt, theo kế hoạch từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ mở mới 21 tuyến buýt, trong đó có 4 tuyến buýt sử dụng nguyên liệu sạch, kết nối, thu gom hành khách từ khu dân cư, khu đô thị ra trục chính tại các quận, huyện.
Cùng với việc đầu tư cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng phương tiện, Hà Nội cũng sẽ nỗ lực để người dân có thể tiếp cận hệ thống giao thông công cộng. Phấn đấu để thời gian chờ đợi của hành khách không quá 5-10 phút kể cả chuyển tuyến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59