Đừng để thành câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Người Hà Nội ngộp thở trong… khói xe | |
Kiểm soát khí thải từ xe máy: Nhiều lợi ích sao vẫn khó triển khai? | |
Cần sự chung tay để giảm thiểu ô nhiễm không khí |
Bài toán nan giải
Dù đã diễn biến suốt một thời gian dài song câu chuyện ô nhiễm không khí trên địa bàn Hà Nội vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Chỉ số ô nhiễm thường xuyên ở mức cao, không có lợi cho sức khỏe luôn là mối lo của người dân đô thị. Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được các ngành chức năng xác định là do khí thải từ phương tiện cơ giới đường bộ. Đặc biệt, các phương tiện không bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ngày càng lớn. Xe máy là ví dụ.
Nếu như với phương tiện ô tô, sự kiểm soát được quy định chặt chẽ thì hiện xe máy dường như vẫn “thả nổi”. Nói cách khác, hiện xe máy chưa có sự kiểm soát, kiểm tra định kỳ về khí thải. Hệ lụy nhãn tiền là xe càng cũ nát thì lượng phát thải khói càng cao, trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn các nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Tại Hà Nội, không khí luôn ngột ngạt vì khói xe. Ảnh: Giang Nam |
Được biết, hiện việc kiểm soát khí thải với loại phương tiện này đến nay mới kiểm soát đối với “đầu vào” là xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Cụ thể, từ năm 2007, xe máy sản xuất mới phải đạt mức tương ứng tiêu chuẩn khí thải Euro2 mới được bán ra thị trường; từ năm 2017, phải đạt tiêu chuẩn tương ứng mức Euro3.
Việc nâng tiêu chuẩn xe sản xuất, nhập khẩu từ Euro2 lên Euro3 giúp nâng cao chất lượng động cơ, hạn chế thành phần chất gây ô nhiễm có trong khí thải xe máy. Tuy nhiên, số lượng xe máy gia tăng nhanh chóng dẫn đến tổng lượng phát thải tăng, trong khi bất cập là luật chưa quy định về kiểm tra khí thải đối với xe đang lưu hành nên mức độ gây ô nhiễm tăng hơn từ loại xe cũ nát, chất lượng kém.
Cần thêm những giải pháp
Thực tế, tại các đô thị lớn như Hà Nội chính quyền thành phố đã có một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí như trồng cây xanh; tăng quy chuẩn lượng ôtô; tăng cường các xe buýt công cộng, kiểm soát các nguồn xả thải sản xuất... Sự nỗ lực vào cuộc trên là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia môi trường, để giảm thiểu ô nhiễm cải thiện chất lượng không khí đô thị thì cần phải kiểm soát các nguồn ô nhiễm.
Ở câu chuyện xe máy cũng vậy, khi xác định rõ những hệ lụy mà xe máy “lười” bảo dưỡng định kỳ gây ra thì việc sớm tìm ra giải pháp là cần thiết. Tại tọa đàm Xe máy: Câu chuyện từ Hà Nội ra thế giới, ThS. Vũ Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Giao thông vận tải cho biết, về mức độ phát thải từ các phương tiện giao thông thì xe máy đang “đóng góp” nhiều nhất. Bởi nhu cầu đi lại của người dân chủ yếu vẫn dựa vào xe máy.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân là một trong những giải pháp chung tay giảm ô nhiễm môi trường không khí. Ảnh: Giang Nam |
Cụ thể, ở bức tranh toàn cảnh có thể thấy mỗi năm ngành giao thông vận tải đóng góp khoảng hơn 30 triệu tấn khí thải CO2, chưa kể đến những khí thải độc hại hơn như CO, HC… Trong đó, xe máy gây ra 80 – 90% khí phát thải. “Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn vào một con số tương đối, chẳng hạn chúng ta chia lượng phát thải đó trên 1 chuyến đi thì xe máy vẫn là phương tiện có lượng phát thải ít hơn so với ô tô, nhưng xét theo các khí thải khác như CO, HC… thì mỗi chuyến đi bằng xe máy sẽ phát thải nhiều hơn. Lý do thì có nhiều nhưng chủ yếu liên quan nhiều đến công nghệ và phương tiện” - ThS. Vũ Anh Tuấn chia sẻ.
Bàn sâu về giải pháp, ThS. Trịnh Thị Bích Thủy, Chuyên gia tư vấn môi trường và phát triển bền vững cho rằng, trên thế giới cũng có nhiều quốc gia gặp phải tình trạng tương tự như ở Việt Nam. Tuy nhiên, do có chính sách phù hợp, vấn đề ô nhiễm không khí đã được cải thiện đáng kể.
Lấy ví dụ từ Đài Loan, ThS. Trịnh Thị Bích Thủy cho biết, năm 1999 có tới khoảng 11 triệu xe máy được sử dụng, chủ yếu là xe động cơ hai thì, làm khí thải phát sinh tăng cao đột biến. Nhận thức được tình trạng trên, chính phủ Đài Loan đã thực hiện chính sách nhằm quản lý khí thải xe máy. Chính sách của quốc gia này được triển khai trên một số phương diện như: Thu hồi xe quá cũ, không đủ điều kiện về phát thải; tổ chức kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ; khuyến khích kinh tế để thực hiện chuyển đổi phương tiện và giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân…
Ở “bức tranh” toàn cảnh là khắc phục ô nhiễm không khí tại đô thị lớn TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng các cơ quan chính quyền phải có thêm những biện pháp quyết liệt, cụ thể để giảm thiểu tình trạng này.
Cụ thể cần phải tăng cường các phương tiện giao thông công cộng, cần có những chính sách kinh tế để khuyến khích người dân tham gia, đầu tư vào hệ thống xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch. Ngoài ra, phải kiểm soát chặt chẽ khí thải của các làng nghề. Cần thanh tra, kiểm tra, có những biện pháp để hạn chế, yêu cầu phải lắp đặt thiết bị xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Chính quyền cần quyết liệt trong việc di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội đô…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15