Kiểm soát khí thải từ xe máy: Nhiều lợi ích sao vẫn khó triển khai?

Ô nhiễm không khí trong đô thị được xác định chủ yếu là do hoạt động của các loại xe cơ giới, trong đó xe máy “đóng góp” lượng phát thải tương đối cao. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là việc quản lý khí thải từ loại phương tiện này còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Bên cạnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện thì một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức rõ mức độ ảnh hưởng và tác hại của khí thải khi sử dụng xe máy cũ không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật…
Xe máy phải kiểm tra khí thải định kỳ, có khả thi?
Kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy: Người dân phải “cõng” thêm phí ?

Nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm

Hiện nay, xe máy vẫn là phương tiện giao thông phổ biến nhất của người dân Việt Nam. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, số lượng xe máy cao gấp nhiều lần ô tô. Theo số liệu thống kê quý 1/2019 từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thành phố có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000) và trên 730.000 ô tô, chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.

Kiểm soát khí thải từ xe máy: Nhiều lợi ích sao vẫn khó triển khai?
Việc bảo dưỡng định kỳ xe máy hiện vẫn chỉ trông chờ vào ý thức của chủ phương tiện. Ảnh: Giang Nam

Đáng nói, tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn Hà Nội vẫn đang có những diễn biến tương đối phức tạp. Chỉ số ô nhiễm ở nội thành thường xuyên ở mức cao, không có lợi cho sức khỏe. Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được xác định là do khí thải từ phương tiện cơ giới đường bộ. Trong đó, các phương tiện không bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ngày càng lớn. Với phương tiện giao thông là xe máy cũng vậy.

Xe máy càng cũ nát thì lượng phát thải khói càng cao, trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn các nguy cơ gây tai nạn giao thông. Theo ghi nhận thực tế tại các quận nội thành, số người sử dụng xe máy “quá đát” chủ yếu vào các khung giờ 3 - 5h sáng; 11h30-13h30 chiều và từ 22h đêm đến 3h sáng. Các loại xe “quá đát” này phần lớn chỉ trơ lại bộ khung bằng sắt hoen gỉ, phần đầu trống hoác với mớ dây điện loằng ngoằng, không còi, không đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, không gương. Thậm chí, nhiều xe không có đăng ký xe, không có biển số… phương tiện thường tập trung ở các chợ đầu mối, được người dân sử dụng để chở hàng hóa vào các khu vực nội thành.

Bên cạnh việc sử dụng xe máy cũ làm phương tiện mưu sinh, một bộ phận người dân chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. Nhiều người hiện vẫn giữ thói quen sử dụng phương tiện trong một thời gian dài mà không có sự chăm sóc, sửa chữa. Theo một chủ cửa hàng sửa xe trên đường Trần Phú (Hà Đông), không ít chủ phương tiện chỉ mang xe đến cơ sở sửa khi phải “bổ máy”, làm lại hơi, tăng công suất hoặc lắp thêm giá chở hàng, giảm xóc… Xe cũ, lại ít được chăm sóc, đại tu khi vận hành dễ gây ra hiện tượng ì máy, xả ra nhiều khói đen.

Theo tìm hiểu, ngay từ sớm Hà Nội đã quan tâm đến câu chuyện kiểm soát khí thải từ xe máy. Cụ thể, cách đây ít năm từng có đề xuất thu phí môi trường thông qua dán tem môi trường các mức xanh, vàng, đỏ đối với phương tiện xe môtô, xe máy và thu hồi loại bỏ xe không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật tham gia giao thông đối với phương tiện có mức phát thải môi trường vượt quá mức cho phép không có các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, việc kiểm soát khí thải của xe máy cho đến nay vẫn là “bài toán” gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, việc dẹp bỏ xe máy cũ nát là rất cần thiết nhưng cần phải có chính sách hợp lý vì đại bộ phận chủ những phương tiện này là người nghèo và đây là những phương tiện mưu sinh hằng ngày của họ.

Chủ cửa hàng sửa xe này cũng cho biết, việc sử dụng xe cũ dù đã được sửa chữa nhưng thường không bảo đảm điều kiện an toàn. Do vậy, nếu sử dụng để chở hàng cồng kềnh, nặng, người điều khiển không làm chủ được tốc độ… thì nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao. Theo tìm hiểu, trong khí thải của các phương tiện “quá đát” thường có rất nhiều thành phần độc hại. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, các phương tiện xe cũ nát cũng sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải độc hại cao gấp 2 - 4 lần các loại xe mới, được bảo dưỡng định kỳ.

Tăng cường kiểm soát

Quanh câu chuyện khí thải xe máy, ThS. Vũ Anh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực Giao thông đô thị cho biết: Ngành giao thông vận tải phát thải hơn 30 nghìn tấn CO2/năm. Theo kịch bản phát triển thông thường, lượng khí thải CO2 trong lĩnh vực giao thông sẽ tăng 6-7% mỗi năm và đạt 90 triệu tấn vào năm 2030.

Đáng chú ý, hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện định kỳ thường xuyên, thay thế những thiết bị đã cũ, hỏng được coi là một giải pháp hạn chế khí thải của phương tiện. Nếu như ô tô công tác này được kiểm soát định kỳ và có hình thức xử lý chặt chẽ nếu không tuân thủ thì ở xe máy lại ngược lại. Việc bảo dưỡng định kỳ xe máy hiện vẫn chỉ trông chờ vào ý thức của chủ phương tiện.

Kiểm soát khí thải từ xe máy: Nhiều lợi ích sao vẫn khó triển khai?
Xe máy cũ với lượng phát thải lớn thường là “cần câu cơm”, được những người thu nhập thấp sử dụng để chở hàng hóa. Ảnh: Giang Nam

Đánh giá về công tác này, ThS. Vũ Anh Tuấn chia sẻ, việc kiểm tra và bảo dưỡng xe máy không chỉ giúp nâng cao tuổi thọ của xe mà còn gián tiếp góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí. Cụ thể theo nghiên cứu từ những đợt khám và bảo dưỡng xe máy trước đây, quá trình bảo dưỡng thay lọc gió, dầu bôi trơn… cho thấy nồng độ CO và HC thử tại chế độ không tải giảm so với trước bảo dưỡng lần lượt là 42% và 45%. Tuy nhiên, một bộ phận người tham gia giao thông chưa nhận thức sâu sắc về việc kiểm tra và bảo dưỡng xe thường xuyên cũng như ảnh hưởng của khí thải từ giao thông đối với sức khỏe con người.

Còn theo ThS. Trịnh Thị Bích Thủy - Chuyên gia tư vấn môi trường và phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã có chính sách để giảm phát thải từ xe máy. Đài Loan là ví dụ. Tại đây, nhà nước đã xây dựng các quy định, thể chế thực hiện. Đồng thời, kiểm tra định kỳ khí thải từ các phương tiện. Từ năm 1988 đến nay, Đài Loan đã thực hiện 6 lần thắt chặt tiêu chuẩn kiểm tra khí thải.

ThS. Trịnh Thị Bích Thủy cũng khẳng định, việc kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện định kỳ giúp giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí và nâng cao tính an toàn cho phương tiện. Bản thân mỗi người tham gia giao thông cần có sự thay đổi ở thói quen và nhận thức trong việc lựa chọn phương tiện đảm bảo các tiêu chuẩn về khí phát thải, thường xuyên bảo dưỡng, bảo hành phương tiện định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, và không nên lưu hành các phương tiện cũ nát để môi trường đô thị thêm xanh.

Rõ ràng, ở câu chuyện kiểm soát khí thải xe máy việc sớm áp dụng các biện pháp đăng kiểm và kiểm tra khí thải đối với xe máy là cần thiết. Nên chăng xe máy cũng phải đưa vào “khuôn khổ” thông qua kiểm định định kỳ cả về độ an toàn và tiêu chuẩn khí thải. Không chỉ xe cũ mà ngay cả xe mới nếu xuống cấp, không đáp ứng an toàn về khí thải cũng nên khuyến cáo người dân không sử dụng. Dĩ nhiên, với xe máy đã quá hạn sử dụng cần thu hồi lại với một giá chấp nhận được để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. /.

Cần thêm những văn bản pháp quy liên quan

Về mức độ phát thải từ các phương tiện giao thông thì xe máy đang “đóng góp” nhiều nhất. Bởi nhu cầu đi lại của người dân chủ yếu vẫn dựa vào xe máy. Ở bức tranh toàn cảnh có thể thấy mỗi năm ngành giao thông vận tải đóng góp khoảng hơn 30 triệu tấn khí thải CO2, chưa kể đến những khí thải độc hại hơn như CO, HC… Trong đó, xe máy gây ra 80 – 90% khí phát thải. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn vào một con số tương đối, chẳng hạn chúng ta chia lượng phát thải đó trên 1 chuyến đi thì xe máy vẫn là phương tiện có lượng phát thải ít hơn so với ô tô, nhưng xét theo các khí thải khác như CO, HC… thì mỗi chuyến đi bằng xe máy sẽ phát thải nhiều hơn. Lý do thì có nhiều nhưng chủ yếu liên quan nhiều đến công nghệ và phương tiện. Ô tô là phương tiện đắt tiền nên thường được trang bị các bộ lọc khí thải. Hơn nữa, tiêu chuẩn ban hành về quy chuẩn khí thải của ô tô cũng cao hơn nhiều so với xe máy. Hiện nay, ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4, còn xe máy chỉ phải đáp ứng tiêu chuẩn Euro 3.

Hiện vẫn chưa thể loại bỏ được xe máy, hiện Việt Nam xe máy là phương tiện chủ đạo chiếm hơn 75%, tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm (giai đoạn 2010-2020). Nếu tương lai, xu hướng dịch chuyển, giao thông công cộng phát triển thì mức độ thân thiện với môi trường của các phương tiện này sẽ tốt hơn. Từ đó môi trường sống và sức khỏe người dân đô thị sẽ được cải thiện. Xe máy phát thải nhiều chất thải gây độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay chúng ta chưa có các quy định về kiểm định khí thải xe máy định kỳ như ô tô. Bởi vậy, nhiều phương tiện, thậm chí có những xe quá cũ. Do vậy, ngoài cải thiện thói quen sử dụng thì Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp quy để quy định, quản lý những phương tiện này. Và khi có quy định thì câu chuyện bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và định mức khí thải để phương tiện được phép lưu thông như quản lý ô tô, chúng ta sẽ cải thiện được mức độ phát thải của xe máy.

ThS. Vũ Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Giao thông vận tải

Nên học hỏi những mô hình ưu việt

Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, năm 2019, toàn thành phố Hà Nội có khoảng 5,7 triệu xe máy đăng ký. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đầy đủ số lượng xe máy đang lưu hành tại Hà Nội do còn một lượng không nhỏ xe chưa đăng ký hoặc đăng ký ở địa phương khác.Với vấn đề kiểm soát khí thải xe máy, nhà nước cần có chế tài với những lộ trình thực hiện cụ thể. Song song với đó là những hỗ trợ để người dân tiếp cận chính sách. Chẳng hạn, ở Đài Loan đã áp dụng nhiều chính sách để giảm phát thải từ xe máy. Từ năm 1988 Đài Loan đã thực hiện 6 lần thắt chặt tiêu chuẩn kiểm tra khí thải. Việc kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện định kỳ đã giúp giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí và nâng cao tính an toàn cho phương tiện. Bên cạnh đó, thực hiện hỗ trợ tài chính cho người dân như thu hồi xe cũ nát, chuyển đổi sang xe sạch hơn, ít phát thải hơn hoặc xe điện và hỗ trợ chi phí kiểm tra.

ThS. Trịnh Thị Bích Thủy, Chuyên gia tư vấn môi trường và phát triển bền vững

Làm đến nơi đến chốn

Hiện nay đang xôn xao câu chuyện hỗ trợ đổi xe máy cũ tiến tới loại bỏ xe máy cũ, không đủ tiêu chuẩn khỏi hệ thống giao thông. Trước tiên phải khẳng định mục tiêu là tốt, ý tưởng là tốt… góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là tính khả thi. Phải có những đánh giá cụ thể về khí thải cũng như niên hạn sử dụng… Hơn nữa, cũng cần quan tâm đến việc vận động nhân dân. Có những người có phương tiện cũ nhưng bản thân họ không muốn đổi thì phải vận động ra sao. Đặc biệt, vấn đề ngân sách hiện nay được triển khai thế nào, lấy ở đâu ra?

Nếu đã làm thì cần làm đến nơi đến chốn cho người dân đánh giá thật chuẩn về cái khí thải đã. Nên khảo sát trong người dân để xem xét mức độ phân bổ, từ đó có các giải pháp phù hợp.

PGS.TS Bùi Thị An- nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.

Tin khác

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/3: Sáng có mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/3: Sáng có mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Dự báo ngày 31/3, khu vực Hà Nội có nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, sau có mưa vài nơi, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/3: Trời rét, đêm và sáng có nơi có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/3: Trời rét, đêm và sáng có nơi có mưa

Dự báo ngày 30/3, khu vực Hà Nội đêm và sáng có lúc có mưa. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/3: Có mưa, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/3: Có mưa, trời chuyển rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 29/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3.
Chủ động "xã hội hoá" để biến bãi rác thành vườn hoa

Chủ động "xã hội hoá" để biến bãi rác thành vườn hoa

Nằm sát đường Lê Duẩn với phố Ô Đông Lầm, hơn 20 năm nay, một bãi đất trống bị biến tướng thành bãi rác gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Nhằm góp phần giữ gìn cảnh quan khu dân cư, hưởng ứng lời kêu gọi từ chính quyền địa phương, người dân Tổ dân phố số 1 phường Phương Liên - Trung Tự (quận Đống Đa) đã cùng nhau xã hội hoá để cải tạo nơi đây. “Chiến dịch” đã thu hút sự chung tay của bà con, và giờ đây bãi rác thải đã biến thành vườn hoa đẹp.
Động đất 7,7 độ tại Myanmar gây rung lắc tại nhiều địa phương của Việt Nam

Động đất 7,7 độ tại Myanmar gây rung lắc tại nhiều địa phương của Việt Nam

Vào khoảng 13h20 hôm nay (giờ Việt Nam) xảy ra động đất 7,7 độ ở Myanmar gây rung lắc tại nhiều địa phương của Việt Nam, Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi diễn biến.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có sương mù, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có sương mù, trời chuyển rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 28/3, khối không khí lạnh tăng cường tràn về khiến nền nhiệt đang trên mức 30 độ, giảm đột ngột gần 10 độ, trời chuyển rét kèm mưa.
Từ đêm 28/3, Bắc Bộ trời chuyển rét có nơi dưới 13 độ

Từ đêm 28/3, Bắc Bộ trời chuyển rét có nơi dưới 13 độ

Dự báo từ chiều và đêm 28/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, sau đó lan rộng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/3: Ngày nắng, nhiệt độ phổ biến từ 20 đến 31 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/3: Ngày nắng, nhiệt độ phổ biến từ 20 đến 31 độ C

Dự báo ngày 27/3, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi. Nhiệt độ phổ biến từ 20 đến 31 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/3: Ngày nắng, nhiệt độ dao động từ 20 - 31 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/3: Ngày nắng, nhiệt độ dao động từ 20 - 31 độ C

Dự báo ngày 26/3, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.
Xem thêm
Phiên bản di động