Dự án trọng điểm Giao thông đô thị “đội giá”: Vì đền bù giải phóng mặt bằng

Theo thông tin từ BQL các dự án trọng điểm Hà Nội, tổng mức đầu tư đoạn tiếp theo của tuyến đường “đắt nhất hành tinh” Hoàng Cầu - Giảng Võ khoảng 1.767 tỷ đồng cho 697m. Tính trung bình mỗi mét dài của tuyến đường này là 2,5 tỷ đồng nhưng trên thực tế, 90% số tiền của dự án là để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
Hà Nội giải phóng mặt bằng kiểu ‘cuốn chiếu’
Bài học đắt giá về giải phóng mặt bằng

Đường vành đai 1 là tuyến giao thông đường bộ chạy vòng xung quanh thành phố, bắt đầu từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía Nam, kéo dài suốt tuyến Nguyễn Khoái đến đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Đê La Thành - Lạc Long Quân… Dự án tuyến đường vành đai 1 từ nút Kim Liên đến nút Voi Phục, đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng nút giao thông Kim Liên (năm 2009), đoạn Kim Liên – Ô chợ Dừa (năm 2010), đoạn Ô chợ Dừa – Hoàn Cầu (năm 2014). Để tiếp tục triển khai các dự án thuộc tuyến đường vành đai 1, trong tháng 6/2015, BQL các dự án trọng điểm sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai từ 2015 đến 2018. Quá trình thực hiện dự án sẽ thu hồi đất của 461 chủ sử dụng, tái định cư 504 căn hộ. Đoạn đường này dài 697m, rộng 50m, có tổng mức đầu tư 1.767 tỷ đồng, cụ thể chi phí GPMB hết 1.587 tỷ đồng, chi phí xây lắp là 170 tỷ đồng.

Dự án trọng điểm Giao thông đô thị “đội giá”: Vì đền bù  giải phóng mặt bằng
Đền bù GPMB là một trong những nguyên nhân khiến đường phố Hà Nội “đắt nhất hành tinh”.
Đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa có chiều dài 550 mét với tổng mức đầu tư 642 tỷ đồng. Trung bình mỗi mét chiều dài tuyến đường này tốn hơn 1 tỷ đồng. Đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu chỉ dài hơn 500 mét, nhưng phải mất 5 năm mới khởi công được và tổng mức đầu tư lên đến hơn 700 tỷ đồng. Trung bình mỗi mét chiều dài tuyến đường này tốn hơn 1 tỷ đồng.

Đối với dự án đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng hiện đang bị chậm tiến độ, theo Ông Nguyễn Sỹ Bảo, Trưởng BQL các dự án trọng điểm tại Hà Nội, về cơ bản công tác đền bù đã xong, tuy nhiên vướng mắc lớn nhất đến thời điểm hiện tại là việc bố trí tái định cư cho người dân đang thiếu quỹ nhà. Trong khi đó, chủ trương nhất quán của thành phố là phải đảm tái định cư, an sinh xã hội cho người dân xong thì mới thực hiện GPMB. Nếu đủ quỹ nhà thì khi người dân đăng ký xong là có thể triển khai, còn khi thiếu quỹ nhà thì dự án sẽ triển khai chậm. Để khắc phục tình trạng này, có 2 giải pháp được đưa ra, thứ nhất là người dân đồng ý đi tạm cư, thứ hai là phải có chính sách hỗ trợ để người dân đồng thuận.

Trước dư luận cho rằng, các dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội liên tục bị đội giá theo kiểu con đường đắt nhất hành tinh, ông Bảo cho biết, 90% số tiền đầu tư của dự án là phục vụ công tác GPMB, thực chất là thanh toán tiền đền bù đất cho người dân, còn số tiền thực hiện thi công có tỷ lệ không lớn. Ngoài ra, để đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án, trượt giá cũng là một khả năng được tính đến nhưng nếu tính toán kỹ, nhiều dự án không những không đội vốn mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí. Như tại dự án đường vành đai 2, mức giá đền bù cao nhất được tính là 108 triệu, trung bình là từ 28 – 30 triệu đồng, tổng mức đầu tư là 2.500 tỷ đồng nhưng trong quá trình triển khai thực tế chỉ hết 2.300 tỷ đồng. Tương tự, dự án nút đường giao thông Bắc Hồng, vốn duyệt chi là 700 tỷ đồng nhưng chỉ hết hơn 400 tỷ đồng. “Do yếu tố lịch sử, tình hình sử dụng đất tại Hà Nội hết sức phức tạp, để phục vụ công tác GPMB, mỗi hộ dân đều có một phương án khác nhau không hộ nào giống hộ nào, tuy nhiên, với kinh nghiệm thực hiện các dự án trước đó, dự án đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ chắc chắn không đội vốn”, ông Bảo cho biết.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động