Bài học đắt giá về giải phóng mặt bằng

LĐTĐ - Một thông tin được dư luận quan tâm và cũng chưa từng xảy ra từ trước tới nay đó là Bộ GTVT có thể phải bù 155 tỷ đồng cho nhà thầu Nhật Bản do chậm giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án cầu Nhật Tân. Đây có thể nói là bài học sâu sắc với các cấp chính quyền liên quan đến vấn đề GPMB!

Dự án chậm triển khai, phải đền bù thiệt hại

Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu bắc qua sông Hồng thuộc tuyến vành đai 2 nối trung tâm thành phố với sân bay Nội Bài. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản (10.117 tỷ đồng), vốn đối ứng 2.442 tỷ đồng và ngân sách UBND TP.Hà Nội cho công tác GPMB, tái định cư hơn 1.066 tỷ đồng. Dự án chia làm 3 gói thầu chính: Gói số 1 xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc, gói số 2 xây dựng cầu và đường dẫn phía Nam, gói số 3 xây dựng đường dẫn phía Bắc. Chủ đầu tư là Bộ GT- VT. Nhà thầu chính là Công ty Tokyu (Nhật Bản). Theo dự kiến, dự án lẽ ra đã hoàn thành và bàn giao để sử dụng nhưng đến nay đã chậm tiến độ 27 tháng. Nguyên nhân của sự chậm trễ chính là việc GPMB gói thầu số 3, khởi công từ tháng 3/2009 với thời hạn hoàn thành theo hợp đồng là 34 tháng, nhưng đến tháng 3/2012 công tác GPMB mới cơ bản hoàn tất. Bộ GTVT đã đề xuất và được Chính phủ chấp thuận cho giãn tiến độ tới tháng 5/2014.

Dự án cầu Nhật Tân đang chậm tiến độ.

Vì phải chờ đợi đến 27 tháng, nên nhà thầu Nhật Bản đã đệ đơn đề nghị Bộ GTVT phải hỗ trợ thêm 155 tỷ đồng ngoài hợp đồng, do những chi phí phát sinh. Về phía Bộ và các cơ quan chức trách hiện đang thương thảo với nhà thầu về gói tài chính này. Tuy nhiên, trao đổi với PV, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN cho rằng, việc nhà thầu đòi đền bù thiệt hại là hoàn toàn phù hợp với Luật Đấu thầu VN và thông lệ quốc tế. Vấn đề là ai phải chịu trách nhiệm mà thôi!

Do đâu GPMB chậm?

Theo Bộ GTVT, việc nhà thầu Nhật Bản đòi bồi thường thiệt hại với dự án cầu Nhật Tân là do khâu GPMB chậm. Tuy vậy đây không phải là dự án duy nhất bị chậm do công tác GPMB mà còn rất nhiều dự án khác trên địa bàn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Tại cuộc họp vừa diễn ra giữa UBNDTP và Bộ GTVT, lãnh đạo Ban chỉ đạo GPMB TP cho biết: 10 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô do Bộ GTVT làm chủ đầu tư đều đang gặp vướng mắc trong công tác GPMB. Ngoài dự án cầu Nhật Tân phải kể đến dự án xây dựng QL3 mới Hà Nội-Thái Nguyên. Theo dự kiến, dự án này phải hoàn thành GPMB trong tháng 5/2013 nhưng đến nay mới chỉ xong phần thuộc địa phận huyện Đông Anh, 2,37ha đất trên địa bàn huyện Gia Lâm và Sóc Sơn đang vướng mắc do dân kiến nghị nâng giá đền bù hoặc đang khó khăn trong việc xác định giá đất ở làm căn cứ bồi thường. Dự án khác như đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài…  dù đã cơ bản bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư nhưng tại một số hạng mục nhỏ lại chưa thực hiện GPMB xong nên ảnh hưởng đến việc triển khai thi công.

Chậm trễ trong khâu GPMB có nhiều lý do như cơ chế, chính sách, chỉ đạo, điều hành còn chưa quyết liệt ở tất cả các cấp; sự phối hợp giữa các bên chưa thường xuyên, chặt chẽ. Dẫu còn rất nhiều bộn bề, song tiến độ GPMB không thể chậm trễ hơn nữa. Yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện liên quan khẩn trương lập phương án đền bù GPMB, công khai với dân và kịp thời bố trí đủ kinh phí để chi trả cho dân. Và, nguyên tắc xuyên suốt của TP là các phương án đã phê duyệt sẽ không thay đổi để bảo đảm công bằng xã hội. Không thể người đi sau có lợi hơn những người đã chấp hành đi trước.

Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thế Thảo

Vấn đề đặt ra vì sao GPMB lại khó như vậy? Thời gian qua TP đã vận dụng rất nhiều chính sách của Nhà nước đối với công tác GPMB nhưng khâu này vẫn bế tắc, dẫu Thủ tướng đã ban hành nghị định liên quan đến đền bù và GPMB theo hướng đền bù sát với giá thị trường? Tại cuộc họp, lãnh đạo các địa phương nơi có các dự án đổ lỗi nào là cơ chế, chính sách trong công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) có nhiều thay đổi nên các địa phương gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xác định giá đất. Cạnh đó, vấn đề nguồn vốn phục vụ công tác TĐC lại chậm được triển khai, dẫn đến tắc trong khâu GPMB. Điển hình là khu TĐC tại chỗ thuộc 2 xã Quang Tiến và Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn), UBND huyện Sóc Sơn đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí vốn.

Về phía chính quyền quận, huyện báo cáo là vậy, song qua tìm hiểu của chúng tôi, việc chậm GPMB không chỉ do sự trây ỳ của người dân. Tại các dự án thuộc địa bàn Đông Anh, Sóc Sơn, nhiều người dân phản ánh công tác đền bù không phải là tiền nhà nước áp giá không thỏa đáng mà là do chính quyền sở tại không sát sao. Có những hộ, cơ quan chuyên môn không đến đo đạc nhưng vẫn gọi người dân đến nhận tiền đền bù.

Qua sự cố dự án cầu Nhật Tân và các dự án đang chậm tiến độ, Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, đây là bài học sâu sắc và đắt giá để TP, các sở  ngành, quận, huyện làm tốt hơn nữa trong khâu GPMB. Tuy nhiên, để làm tốt khâu này, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, ngoài sự nỗ lực chính quyền sở tại điều quan trọng chủ đầu tư phải hoàn thiện quy hoạch, bàn giao mặt bằng cắm mốc giới rồi mới tính thời điểm GPMB. “Điển hình như dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông hiện tại chủ đầu tư mới bàn giao mốc giới dự án song đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ là chậm tiến độ do 2 quận Thanh Xuân và Đống Đa chậm bàn giao mặt bằng”, Chủ tịch nêu rõ.
 

L. Hà- A. Tùng

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Xem thêm
Phiên bản di động