Dự án nhà ở xã hội: Sẽ thu hồi các dự án “câu giờ”
Chỉ rõ chiêu trò “ngâm đất”
Từ năm 2013 đến nay giới xây dựng không khỏi ngạc nhiên khi thấy hàng loạt dự án nhà ở thương mại được các chủ đầu tư xin chuyển công năng làm nhà thu nhập thấp. Có người cho rằng quyết định trên là thất sách, bởi lãi thu về chẳng đáng bao nhiêu nhưng người am tường hơn lại coi đây là diệu kế, bởi chủ đầu tư vừa được hưởng các chính sách ưu đãi của thành phố về mặt bằng, thuế…vừa được tiếng là vì người thu nhập thấp. Điều quan trọng nhất là không ít dự án kiểu này đang né được án bị thu hồi vì thiếu vốn. Nói một cách thẳng thắn thì đây cũng chỉ là cách găm đất chờ thời thông qua việc xin điều chuyển mục đích sử dụng của dự án.
Một cách “câu giờ” khác, để được hưởng lợi từ Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (được ban hành ngày 20/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 10/1/2014) có chủ đầu tư xin được lùi thời hạn ra quyết định phê duyệt từ năm 2013 sang đầu năm 2014 vì theo Nghị định mới thì chủ đầu tư được để lại tới 20% số căn hộ trong dự án nhà ở xã hội để bán theo giá nhà ở thương mại, thay vì 10% như hiện nay.
Thế nhưng chiêu “ngâm đất” này chỉ có hiệu quả ban đầu, bởi đến thời điểm này các chiêu trò của doanh nghiệp đã bị thành phố phát hiện. Tại cuộc họp do UBND thành phố chủ trì, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết thành phố đang có 7 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp được ưu đãi miễn tiền sử dụng đất. Việc chủ đầu tư “ngâm” dự án quá lâu sẽ khiến chủ trương này mất đi giá trị, người dân cũng không được hưởng lợi từ chính một chủ trương vì dân của thành phố. Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị, các chủ đầu tư phải cam kết với thành phố về tiến độ triển khai dự án, nếu chủ đầu tư nào không làm tốt sẽ xem xét thu hồi. “Phải thu hồi 1 đến 2 dự án để doanh nghiệp thấy Thành phố ‘nói là làm’, chứ không phải nói rồi để đấy”, ông Tuấn khẳng định. Đồng tình với ý kiến này, đại diện các Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường cũng có chung quan điểm đề nghị Thành phố phải kiên quyết và có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm tiến độ, tránh lãng phí mà người dân lại không được hưởng lợi.
Không phải ngẫu nhiên mà thành phố và các sở ban ngành đưa ra những ý kiến cứng rắn, bởi trước đó vào tháng 7/2014 thành phố đã chỉ đạo các Sở Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và Cục Thuế Hà Nội tiến hành rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp (bao gồm cả các dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại).
Chủ đầu tư vẫn thờ ơ với nhà ở xã hội
Từ chủ trương về nhà thu nhập thấp của thành phố và đối chiếu với Thông tư số 02/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ đã cho thấy một sự thực là sau hơn 1 năm triển khai, số dự án có quyết định chuyển đổi khá chậm chạp. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đến hết quý I/2014, UBND Thành phố đã tiến hành xem xét, thẩm định 18 dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với tổng số căn hộ dự kiến chuyển đổi khoảng 4.990 căn thành 11.292 căn. Sau khi xem xét, đã chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi 9 dự án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ ban hành được 4 quyết định cho phép chuyển đổi nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội đối với các dự án: Dự án 143 Trần Phú - Hà Đông; Dự án AZ Thăng Long - Hoài Đức; Dự án 30 Phạm Văn Đồng - Cầu Giấy và Dự án Đặng Xá 2 - Gia Lâm.
Dự án AZ Thăng Long - Hoài Đức sau khi chuyển sang nhà xã hội vẫn đóng cửa suốt ngày.
Đối với dự án xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ, UBND TP. Hà Nội đã tiến hành xem xét, thẩm định 45 dự án với số lượng căn hộ thương mại điều chỉnh từ 20.656 căn hộ thành 28.312 căn hộ (tăng 7.656 căn). Đến nay, đã chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh 33 dự án, trong đó 7 dự án đã có quyết định cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ.
Trước đó, vào tháng 5/2014 Sở Xây dựng Hà Nội đã có báo cáo sơ bộ gửi Bộ Xây dựng kết quả kiểm tra việc sử dụng quỹ đất 20% theo quy định tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 26/2010/QĐ-UB của UBND TP. Hà Nội đối với 12 dự án khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Báo cáo cho thấy, trong số 12 dự án nhà ở, khu đô thị mới của Hà Nội, có một dự án hoàn toàn không dành một chút quỹ đất nào để làm nhà ở xã hội theo quy định. Trong 11 dự án có dành quỹ đất, chỉ có 3 dự án triển khai xây nhà ở xã hội, 3 dự án chuyển đổi sang xây dựng nhà tái định cư, còn lại cho chuyển đổi sang nhà ở thương mại hoặc bán đấu giá quyền sử dụng đất. Trong số 11 lô đất dành làm nhà xã hội trong các dự án, với diện tích khoảng 8,6 ha, mới có 4 lô có mặt bằng, với diện tích 5,6 ha; còn 7 lô, diện tích 3 ha chưa được giải phóng mặt bằng. Thực tế tại phần lớn dự án, chủ đầu tư ít quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội, thậm chí có một dự án không có quỹ đất 20%.
Nhìn lại 4 dự án có quyết định chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội cho thấy một sự thực chỉ có 2 dự án đã tiến hành triển khai là Dự án 143 Trần Phú - Hà Đông và dự án Đặng Xá 2 - Gia Lâm. Còn lại 2 dự án là Dự án AZ Thăng Long - Hoài Đức và Dự án 30 Phạm Văn Đồng - Cầu Giấy thì chủ đầu tư chưa hẹn ngày khởi công.
Kết quả rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, xử lý đất bỏ hoang của Bộ Xây dựng 6 tháng đầu năm cho thấy, hiện cả nước có 4.015 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, trong đó, có 2.105 dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; 689 dự án đang giải phóng mặt bằng; 1.221 dự án chưa tổng hợp đầy đủ được thông tin cụ thể, các địa phương đang triển khai rà soát, thống kê. |
Khắc Hạnh
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37