Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 4/11, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn đại biểu tỉnh Bình Định) cho biết, đến địa phương nào cũng nhận thấy màu xanh của rừng không bền vững, chủ yếu là keo bạch đàn đều là những cây có khả năng giữ đất không cao, với chu kỳ khai thác ngắn.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu thảo luận. (Ành: QH) |
Do đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, cần thay đổi cách làm, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước để triển khai trồng rừng theo từng địa phương, từng địa hình, địa lý khác nhau.
“Nên tăng cường trồng cây bản địa, cây lâu năm; nếu vẫn cần khai thác kinh tế thì có thể quy hoạch những vùng trồng cây sản xuất ở phía dưới, còn phía trên đỉnh núi là những cây lâu năm, cây bản địa”, đại biểu Hiếu nêu quan điểm.
Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, vấn đề khai thác tài nguyên đặc biệt là những đại dự án ở vùng lõi, vùng dự trữ sinh quyển rất cần rà soát cẩn thận, đánh giá tác động môi trường khách quan, công tâm. Đặc biệt những nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo thì chúng ta phải thận trọng. Việc khai thác gỗ tự nhiên cần chấm dứt; tuyên truyền để thay đổi sở thích sập gụ, tủ chè, bình hứng lộc làm bằng gỗ nguyên khối tự nhiên của người Việt Nam; cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Quan tâm đến vấn đề quản lý và bảo vệ rừng, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum) cho biết, những năm vừa qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 42%.
Tuy nhiên, tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn tiếp tục xảy ra và có nguy cơ gia tăng. Số liệu cho thấy, từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng thiệt hại ước hơn 22.800 hecta. Trong đó rừng bị cháy khoảng hơn 13 nghìn hecta, còn lại là do chặt phá trái phép.
Đại biểu Tô Văn Tám trăn trở, rừng thiệt hại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Mất đa dạng sinh học, giảm giá trị tự nhiên và văn hóa của rừng, thay đổi khí hậu, xói mòn đất và là một trong những tác nhân của thời tiết cực đoan, bất thường. Nạn chặt phá rừng trái phép vẫn đang là vấn đề nóng cần giải quyết triệt để. Chính phủ cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý triệt để nạn chặt phá rừng trái phép.
Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu thảo luận. (Ành: QH) |
Từ những vấn đề trên, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên tiến hành giám sát việc trồng rừng và trồng rừng thay thế.
Về phía Chính phủ, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, cần thực hiện đánh giá hiệu quả tác dụng của độ che phủ rừng đối với vấn đề đa dạng sinh học, môi trường rừng, tác động phòng chống biến đổi khí hậu, hạn hán, sạt lở… Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ dự án phát triển kinh tế, xã hội có chuyển đổi rừng; có kế hoạch trồng rừng hiệu quả trước khi cấp phép lấy rừng.
Đại biểu Rơ Châm H′Phik phát biểu thảo luận. (Ành: QH) |
Trong khi đó, đại biểu Rơ Châm H′Phik (Đoàn đại biểu tỉnh Gia Lai) đề xuất có chế độ ưu đãi đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng... Theo đó, hiện nay, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải thường xuyên làm việc 24/24 giờ (kể cả ngày nghỉ, tuần nghỉ, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết). Công việc luôn phải đối mặt với nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
Tuy nhiên, thu nhập của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn thấp, áp lực và trách nhiệm lớn trong khi chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với đặc thù công việc. Vì vậy, đại biểu Rơ Châm H′Phik đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung các khoản phụ cấp ưu đãi, chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tương tự như lực lượng kiểm lâm; bổ sung nghề bảo vệ rừng vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Sự kiện 20/11/2024 09:52
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Sự kiện 19/11/2024 15:43
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Sự kiện 18/11/2024 21:15
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm
Sự kiện 18/11/2024 19:37