Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 4/11, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn) cho biết, đã hơn một tháng kể từ khi bão Yagi đi qua với sức tàn phá nặng nề, bão đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Với sự quyết liệt lo cho dân của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị cùng những nghĩa cử cao đẹp, chứa chan tình đồng chí, đồng bào đã làm vơi đi nhiều nỗi đau, mất mát sau bão.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Để tiếp tục chuẩn bị tốt hơn nữa để phòng tránh, ứng phó thiên tai, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị, tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi. Cùng với đó, Quốc hội, Chính phủ cần cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con, để tấm lòng của Đảng, Nhà nước sớm đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Nguyễn Thị Yến phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 và số 6, Chính phủ đã nhanh chóng chỉ đạo công tác phòng, tránh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, Quốc hội, Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách đặc thù, tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giúp các địa phương, người dân khôi phục sinh kế, ổn định cuộc sống và tái thiết vùng bị ảnh hưởng, đảm bảo tăng trưởng.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, về cách thức tiến hành cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, còn rất nhiều bài học rút ra để có thể giảm hơn nữa những mất mát, đặc biệt là về người.

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, vấn đề đầu tiên cần rút kinh nghiệm đó là việc phân phối hàng cứu trợ để tránh tình trạng chỗ cần không có, chỗ lại thừa, thậm chí phải chôn hàng tấn thức ăn, vì không kịp phân phát.

“Chúng ta cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xác định nhu cầu thực chất cần cứu trợ là gì; số lượng, thời gian, cách thức đưa hàng cứu trợ đến trực tiếp người dân và địa phương”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Đại biểu Bế Minh Đức (Đoàn tỉnh Cao Bằng) cũng quan tâm đến những thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra, nhất là ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại các tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, kèm theo là mưa lớn kéo dài trên diện rộng hầu hết tại khu vực Bắc Bộ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng tài sản của nhân dân và nhà nước.

Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Cao Bằng là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra cả về người, tài sản, hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế; cơn bão số 3 đã cướp đi sinh mạng 57 người tại tỉnh Cao Bằng, và gây thiệt hại cho Cao Bằng khoảng 1.000 tỷ đồng.

Thay mặt cho cử tri, nhân dân và các gia đình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra tại Cao Bằng, đại biểu Bế Minh Đức gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước đã ủng hộ hỗ trợ giúp đỡ cả vật chất và tinh thần cho nhân dân Cao Bằng, từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống.

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Đại biểu Bế Minh Đức phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Cho biết, thiệt hại cơn bão số 3 hết sức to lớn, đối với các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn nay càng khó khăn hơn, đại biểu Bế Minh đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét nghiên cứu có gói phục hồi kinh tế sau bão số 3 cho các địa phương bị ảnh hưởng từ nguồn tăng thu.

“Ngoài việc bố trí nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, cần ưu tiên bố trí nguồn lực phục hồi kinh tế cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3, nhất là các tỉnh biên giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, đại biểu Bế Minh Đức đề nghị.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an vào cuộc vụ người đàn ông đấm liên tiếp tài xế đang ngồi trong ô tô trên phố Cửa Đông

Công an vào cuộc vụ người đàn ông đấm liên tiếp tài xế đang ngồi trong ô tô trên phố Cửa Đông

(LĐTĐ) Ngày 12/2, Công an phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đang xác minh sự việc một người đàn ông có hành vi đấm tài xế ngồi trong ô tô 7 chỗ xảy ra trên địa bàn phường.
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội

Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội; chỉ định Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng Thành phố.
Đồng chí Trần Sỹ Thanh làm Bí thư Đảng ủy UBND Thành phố

Đồng chí Trần Sỹ Thanh làm Bí thư Đảng ủy UBND Thành phố

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 8153-QĐ/TU ngày 7/2/2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Đảng bộ Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội trực thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

(LĐTĐ) Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
Hợp tác chiến lược, đẩy mạnh tiêu chuẩn “vàng” trong dịch vụ thú y tại Việt Nam

Hợp tác chiến lược, đẩy mạnh tiêu chuẩn “vàng” trong dịch vụ thú y tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 12/2, tại Hà Nội, Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam và Bệnh viện Thú y PetHealth đã ký hợp tác chiến lược hứa hẹn nâng cao chất lượng dịch vụ thú y.
Xử phạt tài xế Lexus đỗ xe "nghênh ngang" trên phố Nguyễn Hoàng

Xử phạt tài xế Lexus đỗ xe "nghênh ngang" trên phố Nguyễn Hoàng

(LĐTĐ) Chiều 12/2, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã xác minh, làm rõ tài xế điều khiển xe Lexus RX350 đỗ xe tại khu vực có biển cấm trên phố Nguyễn Hoàng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

(LĐTĐ) Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.

Tin khác

Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

Sau sắp xếp 5 năm, số lượng cấp phó phải theo đúng quy định

(LĐTĐ) Khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước mà số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định thì chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.
Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước hiệu lực, hiệu quả.
Chính phủ đề xuất giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Chính phủ đề xuất giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương

(LĐTĐ) Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của Luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị.
Không quy định cụ thể tên gọi, số lượng các cơ quan của Quốc hội trong Luật

Không quy định cụ thể tên gọi, số lượng các cơ quan của Quốc hội trong Luật

(LĐTĐ) Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này.
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

(LĐTĐ) Sáng 12/2, sau phiên khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có sự đổi mới rất căn bản, có những nội dung mang tính chất “đột phá” trong quy trình làm luật, luật gọn hơn nhưng chất lượng phải tốt hơn...
Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%.
Trình Quốc hội xem xét đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Trình Quốc hội xem xét đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

(LĐTĐ) Chiều 10/2, tiếp tục Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tại Phiên họp thứ 42, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc của Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với các cơ quan hoàn chỉnh dự thảo, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Cần quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm

Cần quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm

(LĐTĐ) Tại Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động