Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2024 tình hình lao động, việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. 9 tháng năm 2024 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng hơn 210.000 người so với cùng kỳ năm trước.
Lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 212.000 người và thu nhập bình quân của người lao động đã tăng 519.000 đồng. Tỷ lệ lao động Việt Nam có bằng và chứng chỉ đạt 28,1%, tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, chất lượng cung lao động vẫn còn bất cập. Chất lượng lao động chưa cao, trong tổng số 69% lao động qua đào tạo, chỉ có trên 28% lao động được đào tạo có văn bằng, chứng chỉ, còn trên 70% lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên và chưa có văn bằng, chứng chỉ...
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Quốc hội |
Đáng lo ngại, theo đại biểu đoàn Vĩnh Phúc, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn cao. Tính chung 9 tháng năm 2024, cả nước có khoảng trên 1 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi là 7,92%.
“Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập và đào tạo, so với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao gấp 3 lần”, đại biểu cho biết.
Bên cạnh đó, công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh theo Quyết định 522 của Thủ tướng Chính phủ chưa đạt mục tiêu đề ra là ít nhất của 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi học nghề...
Vì vậy, đại biểu đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và đổi mới nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay.
Đồng thời, tăng cường hỗ trợ tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp để tạo thêm việc làm, hoàn thiện việc thực hiện chính sách tín dụng đối với thanh niên để thanh niên tự tạo việc làm...
Công tác đào tạo nghề còn bất cập
Đai biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương) cho rằng, quy định về công tác đào tạo nghề còn không ít bất cập, đơn cử việc quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động hàng năm xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình.
Đai biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội |
Doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trình độ năng lực cạnh tranh còn thấp, tiềm lực tài chính hạn chế, lao động trong các doanh nghiệp này được tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông và xuất thân từ nông thôn.
Trong thời gian qua tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề cho người lao động chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có trên 36%, do các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động hiện nay còn phức tạp về thủ tục và mức hỗ trợ.
Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp những năm gần đây cả nước cũng mới có hơn 200.000 doanh nghiệp yêu cầu hỗ trợ thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề để duy trì việc làm cho hơn 100.000 người lao động, đây là một con số quá nhỏ so với toàn bộ quy mô doanh nghiệp của nước ta hiện nay...
Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị có chính sách cụ thể trong đào tạo nghề trong thời gian tới, gắn với thực tiễn chất lượng nguồn lao động, thị trường lao động, cũng như đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Đồng thời, cần đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho giảng dạy ở các trường nghề phù hợp với thực tế, với xu hướng phát triển của xã hội, của doanh nghiệp và cũng là để hạn chế các lãng phí ở các cơ sở đào tạo mà hiện nay do đã quá lạc hậu, không đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên để đáp ứng cho việc giảng dạy.
“Với người lao động thất nghiệp, họ mong muốn nhanh chóng để tìm ngay công việc mới để đảm bảo cho cuộc sống của mình và gia đình. Mức hưởng trợ cấp kinh phí hỗ trợ học nghề hiện nay là 1,5 triệu đồng/tháng và được hưởng trong 6 tháng là quá thấp so với nhu cầu đào tạo cùng với thời gian học kéo dài.
Đối với người lao động đang bị mất việc, không có thu nhập, tiền sinh hoạt hằng tháng không đủ thì không thể đảm bảo đủ khả năng tài chính để tham gia học nghề. Tôi đề nghị tăng mức hỗ trợ học nghề lên cho đối tượng lao động thất nghiệp”, đại biểu đoàn Bình Dương đề nghị.
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn tỉnh Ninh Bình). Ảnh: Quốc hội |
Tập trung các giải pháp về giáo dục và đào tạo
Cùng quan tâm đến chất lượng lao động, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn tỉnh Ninh Bình) cho rằng, mặc dù hiện nay chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện khá rõ nét, nhưng nguồn nhân lực có chất lượng cao vẫn đang là thách thức cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, kinh tế số, tăng cường đổi mới sáng tạo.
Do vậy, nữ đại biểu đề nghị hoàn thiện hệ thống chính sách xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay như xây dựng một nguồn nhân lực với cơ cấu và số lượng hợp lý qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, đào tạo và nâng cao kỹ năng số cho người lao động, xây dựng phát triển và phát huy có hiệu quả nguồn lực tại chỗ.
Đồng thời, tập trung các giải pháp về giáo dục và đào tạo như quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực theo hướng Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động học nghề thông qua định hướng thông tin, cơ chế, chính sách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Sự kiện 31/10/2024 13:27
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Sự kiện 31/10/2024 08:53