Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng” Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí |
Tin tưởng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng - chúng ta sẽ thành công trong việc xây dựng một xã hội không thể và không muốn tham nhũng, lãng phí để đất nước sánh vai với các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới. |
Câu chuyện thu nhập và 1m2 chung cư
Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá 1m2 đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Từ 1/7 khi thực hiện tăng lương cơ sở rất nhiều công chức, viên chức mừng vì cũng ít nhiều cải thiện được cuộc sống trong bối cảnh giá cả ngày càng leo thang, các chi phí cho nhu cầu cuộc sống ngày càng nhiều; đặc biệt khi Nhà nước đưa ra các chính sách về phát triển nhà ở xã hội. Lương đã tăng theo đúng lộ trình, nhà ở xã hội đa số vẫn “đang nằm” trên giấy… cũng thời điểm người lao động, nhất là những người có thu nhập trung bình khá đến thu nhập thấp mà chưa có nhà riêng như ngồi “trên lửa”, đơn giản bởi giá nhà, giá chung cư tăng quá cao.
Sau thời kỳ “đóng băng” trong năm 2023, do chờ Luật Đất đai (sửa đổi) cũng như các chỉ đạo của Chính phủ về giảm nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp bất động sản để nhường chỗ cho khu vực sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nền tài chính, tín dụng an toàn. Ai cũng mừng thầm, có lẽ giá bất động sản sẽ giảm sâu (nhà, đất), người lao động có thu nhập trung bình khá trở lên có cơ hội mua nhà. Nhưng không, giá không giảm như kỳ vọng, trái lại ngày một tăng.
Trong khi lương, phụ cấp của công chức, viên chức hệ số từ 2,34 đến cuối bậc chỉ từ 5-20 triệu đồng/tháng... (Ảnh minh họa) |
Từ chỗ những năm trước, trong các quận nội đô những chung cư được cho là cao cấp hay “gắn mác” cao cấp giá cũng chỉ dao động 30-45 triệu đồng/m2, các chung cư khác giá khoảng 25-30 triệu đồng/m2, nhưng giờ đây chẳng cần cao cấp hay “thấp cấp” cứ trong các quận nội thành, giá 1m2 chung cư dao động 70-100 triệu đồng. Với mức giá “khủng khiếp” này, những người có thu nhập thấp, thu nhập khá (khoảng 20 triệu đồng/tháng) không biết bao giờ có nhà!
Trở lại câu chuyện đứa em, quê Hà Tĩnh - miền Trung nắng gió. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đến nay đã sinh sống, làm việc ở Thủ đô được 10 năm. Lương, thu nhập trung bình khoảng gần 30 triệu/tháng. Thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng có thể xếp vào loại trung bình khá, nhưng tính ra so với các khoản chi tiêu trong tháng cũng chẳng để ra được là bao.
Cậu em kể, tiền thuê nhà và các chi phí điện nước, xăng xe tháng khoảng 5 triệu đồng, tiền ăn; các loại tiền liên quan đến cưới xin, ngoại giao và các chi phí khác khoảng 15 triệu đồng/tháng. Chưa kể ốm đau, tiền gửi về quê biếu bố mẹ, mỗi tháng tằn tiện dư ra khoảng chục triệu. Một năm, dành dụm được tầm 150 triệu đồng. Với số tiền này, tính ra mua được… đúng 2m2 nhà chung cư! Đấy là cậu em làm ở doanh nghiệp, thu nhập còn tương đối khá, còn ngay như bản thân tôi và những viên chức làm các cơ quan hành chính sự nghiệp, ăn theo hệ số lương Nhà nước, mức thu nhập thấp hơn thì tính tiền tích lũy cả năm có khi chỉ mua được 1m2 nhà chung cư. Nghe có vẻ chua cay, nhưng đó là sự thật!
...Thì giá 1m2 chung cư ở các quận nội đô Hà Nội và TP.HCM đang dao động mức 70 - 100 triệu đồng thời điểm tháng 10/2024 khiến nhiều người không tiếp cận được với nhà ở. (Ảnh minh họa) |
Nghe 1m2 chung cư giá lên đến 80 triệu đồng mà choáng, nên đành hỏi cậu em: “Chú học kinh tế, vậy anh hỏi giá chung cư tăng cao như hiện tại có phải là do giá đầu vào tăng?”. Cậu em trả lời, thực ra từ Tết Nguyên đán đến giờ giá đầu vào cũng không quá tăng đến nỗi làm giá chung cư tăng cao như hiện tại, cái chính là ở khâu “nghệ thuật” thổi giá dẫn đến hiệu ứng dây chuyền.
“Xét ở góc độ quản lý, có lẽ Chính phủ nên chỉ đạo thanh tra chuyên ngành, Bộ Xây dựng tiến hành thanh, kiểm tra xem giá cả như thế có đúng không? Nếu cứ thả như thế vấn đề bất bình đẳng về nhà ở vẫn cứ diễn ra”, cậu em kiến nghị! Từ hôm nay (1/10) những người hưởng lương chuẩn bị được lĩnh, nhưng cứ nghĩ đến tiền lương tháng với 1m2 nhà chung cư lòng nôn nao buồn!
Câu chuyện cũng lý giải vì sao tham nhũng vặt vẫn không thể chấm dứt, công chức, viên chức nhiều người “chân ngoài phải dài hơn chân trong”.
Kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực
Singapore là nước nổi tiếng với mô hình quản trị quốc gia và có chế phòng, chống tham nhũng tốt nhất. Trong lần đi học quán triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức, thiếu tướng Lê Văn Cương kể câu chuyện về mô hình phòng, chống tham nhũng ở nước này đáng để chúng ta duy ngẫm. Cụ thể, từ ngày quốc đảo Singapore giành được độc lập, việc đầu tiên mà Thủ tướng Lý Quang Diệu làm là đi đến các cơ sở xem đời sống công chức, viên chức sống thế nào. Ông phát hiện ra mức lương vẫn quá thấp không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu.
Bởi vậy, trong công tác điều hành, Chính phủ “tạm” cho công công chức, viên chức được nhận tiền lót tay, giống như hiện tại ở ta đi làm thủ tục giấy tờ, cảm ơn chút phong bì (tham nhũng vặt). Trong khoảng thời gian nhất định, đến khi kinh tế Singapore phát triển hơn, Chính phủ thực thi tiếp biện pháp không dám, không thể tham nhũng. Bằng việc xử lý nghiêm hành vi tham nhũng và hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp để không thể tham nhũng, trong đó có việc đưa mức lương công chức tiệm cận với mức lương của doanh nghiệp. Và đến những năm cuối 1990, khi Singapore trở thành nền kinh tế hàng đầu khu vực Đông Nam Á, mức lương đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cuộc sống, có tích lũy, Chính phủ nước này thực thị chính sách không muốn tham nhũng.
Bên cạnh tăng lương, điều quan trọng phải đưa lương và giá về một thể thống nhất như các nước phát triển thì mới giải được các bài toán kinh tế và tham nhũng, lãng phí (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, cán bộ, công chức… khi nhận lương phải trích một phần vào quỹ do Nhà nước quản lý. Đến khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu người đó không vi phạm luật pháp, tham nhũng sẽ vừa nhận được lương hưu, vừa nhận được số tiền rất lớn từ quỹ chi trả. Còn nếu vi phạm tham nhũng sẽ bị tịch thu. Với một mức lương đáp ứng đầy đủ các nhu cầu (tùy theo thu nhập và thụ hưởng cao, thấp) chẳng cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền nào muốn tham nhũng làm gì. Vừa phải xử lý hình sự, vừa mất hết số tiền quỹ…
Đây là cách quản trị rất hay, song theo các chuyên gia, sở dĩ họ làm điều đó là quỹ đạo lương - thu nhập - giá cả là một thể thống nhất. Ngay một số nước phát triển trong khu vực, khi một nhân viên đi làm, chỉ được nhận tối đa 80 - 85% số lương, còn lại “tự động” chảy vào ngân hàng. Tất nhiên, số lương được nhận ở trên đã đủ trang trải cuộc sống, còn số tiền chảy vào ngân hàng để nhân viên đó thực hiện các giao dịch mua xe trả góp, nhà trả góp.
Còn ta, trong thời gian dài, quỹ đạo lương - giá ngày một cách xa nhau. Câu chuyện của cậu em thu nhập tương đối khá ở trên, sau khi trừ mọi chi phí sinh hoạt như đề cập ở trên tích lũy tính ra một năm cũng chỉ mua được hơn 1m2 chung cư nhà, đủ để thấy tính bất cập của nền kinh tế cần phải hoàn thiện.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thảo luận ở tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng giá nhà đang cao gấp 25 lần thu nhập của người dân đô thị là rất vô lý.
Vậy để, dần đưa quỹ đạo lương - giá về một thể thống nhất, tạo cơ chế không muốn tham nhũng trên cả bình diện kinh tế, luật pháp, thể chế việc đầu tiên nên làm có lẽ sử dụng công cụ thuế. Đánh thuế thật mạnh vào những người có nhiều bất động sản để tránh đầu cơ; những người có nhiều cổ phần… sao cho đồng vốn chảy mạnh vào sản xuất - kinh doanh để tạo công ăn việc làm thay vì chỉ chảy, tìm đến những nơi chỉ mang tính chất đầu cơ, kiếm lời mà không mang lợi ích cho xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng chúng ta sẽ xây dựng đất nước phồn vinh, luật pháp nghiêm minh, lương đủ chi tiêu và tích lũy để không ai muốn tham nhũng. (Ảnh minh họa một góc Hà Nội về đêm ) |
Với kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt trong quảng thời gian gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta tin Đảng ta tới đây sẽ có những quyết sách để thực hiện thành công mô hình quản trị quốc gia, quản lý kinh tế để không cán bộ, công chức nào muốn tham nhũng, lãng phí. Ai cũng sống được bằng lương, thu nhập của mình. Một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đất nước hùng cường vào năm 2045 đúng thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra. Sánh vai với các nước phát triển trong khu vực…
Phải có quy trình xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học, dân chủ để chính sách, pháp luật thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thu hút mọi nguồn lực cho sự phát triển; nhưng cũng phải linh hoạt để kịp thời phản ứng chính sách, có giải pháp xử lý kịp thời các vấn đề thực tiễn phát sinh làm chậm sự phát triển theo nguyên tắc bảo vệ, bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc là trước hết và trên hết. (Trích bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21/10/2024) |
Bài viết cùng chủ đề
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mìnhCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15