Đồng hành để nâng tầm tổ chức

(LĐTĐ) Với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, bên cạnh việc duy trì phối hợp với chính quyền và các sở, ban, ngành của Thành phố, Đảng đoàn, Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022 - 2025 với Ban Thường vụ 30 Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Từ đó, tăng cường sự phối hợp của các cấp ủy Đảng để nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Chú trọng làm tốt công tác đại diện, chăm lo cho đoàn viên, người lao động Phối hợp với chuyên môn tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua

Tăng cường sự phối hợp giữa Công đoàn và các cấp ủy Đảng

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước nhiều cơ hội, thách thức đen xen, đòi hỏi các cấp Công đoàn phải nỗ lực đổi mới mạnh mẽ, thực chất cả về mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02). Ngay sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU, ngày 28/7/2021 về thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị (Kế hoạch số 35).

Đồng hành để nâng tầm tổ chức
Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây và Ban Thường vụ các Huyện ủy Ba Vì, Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025. Ảnh: Mai Quý

Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị khẳng định tổ chức Công đoàn là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước. Đồng thời, Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị cũng đặt ra các nhiệm vụ: Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, hướng hoạt động của tổ chức Công đoàn vào thực hiện nhiệm vụ cốt lõi là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.

Bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, tổ chức Công đoàn Thủ đô với sự chủ động, quyết liệt, nhạy bén, sáng tạo, đổi mới đã có nhiều giải pháp thiết thực để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Nổi bật là Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022 - 2025 với Ban Thường vụ 30 Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Đây là tiền đề quan trọng để các bên phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô trong tình hình mới.

Nội dung Quy chế phối hợp nêu rõ, các bên phối hợp trong công tác tổ chức, cán bộ. Cụ thể, các bên phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện bố trí đủ cán bộ Công đoàn phù hợp với đặc thù của địa phương và đầu mối Công đoàn cơ sở quản lý theo hệ thống Công đoàn trên địa bàn Thành phố; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn, năng lực tập hợp đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên trách đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ Công đoàn chuyên trách theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Thành ủy Hà Nội.

Các bên phối hợp trong công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, làm cơ sở phát triển đảng viên, thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp. Cụ thể là phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan: Thuế, Bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra… phối hợp với tổ chức Công đoàn nắm bắt, khảo sát, điều tra, dự báo tình hình người lao động và doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn để xây dựng kế hoạch vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, thành lập Công đoàn cơ sở, tạo tiền đề thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể khác trong doanh nghiệp. Các cấp ủy Đảng thường xuyên lãnh đạo các cấp chính quyền phối hợp với tổ chức Công đoàn, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thành lập và hoạt động của “Tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ các quy định pháp luật.

Ngoài ra, các bên phối hợp quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương; công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; nâng cao phúc lợi đối với đoàn viên, người lao động. Trong đó, chú trọng phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội phát động; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức lấy ý kiến người lao động về xây dựng chính sách, pháp luật; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động…

Triển khai hiệu quả Quy chế phối hợp

Ghi nhận thực tế cho thấy, ngay sau khi ký kết Quy chế phối hợp công tác, các bên đã cụ thể hóa nội dung phối hợp bằng những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội đã tập trung chỉ đạo chính quyền và các phòng, ban, ngành của địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy chế phối hợp. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đã đề ra trong từng năm và cả nhiệm kỳ.

Đồng hành để nâng tầm tổ chức
Công đoàn ngày càng khẳng định vai trò là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.Ảnh: Mai Quý

Theo LĐLĐ thành phố Hà Nội, từ sự chủ động, quyết liệt của các cấp Công đoàn và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh đã được triển khai hiệu quả. Nhiệm kỳ 2018 - 2023, toàn Thành phố đã thành lập mới 2.821 Công đoàn cơ sở (vượt 9,3% Kế hoạch), phát triển mới 206.227 đoàn viên Công đoàn (vượt 23,6% Kế hoạch). Trong đó, thành lập 1.292 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 25 đoàn viên trở lên, thành lập mới 2.670 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước với 191.434 đoàn viên, đạt 188% chỉ tiêu Kế hoạch Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội giao.

Đánh giá về việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam ghi nhận, LĐLĐ thành phố Hà Nội đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, không chỉ ở những hoạt động thiết thực, hiệu quả mà chính là tầm ảnh hưởng của các chủ trương, giải pháp mới, khả thi để giải quyết các vấn đề cốt lõi của tổ chức và hoạt động Công đoàn. Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội là giải pháp cơ bản trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị. Quy chế phối hợp đã bao quát các vấn đề cốt yếu, cho phép hình thành một mặt trận sâu rộng, chủ động trợ lực cho tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao phúc lợi đối với đoàn viên, CNVCLĐ được triển khai hiệu quả thông qua việc Công đoàn và chuyên môn phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Hội nghị người lao động. Hàng năm, có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; 74% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động; 82% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng được Quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, nhiều điều khoản có lợi cho người lao động và cao hơn so với quy định của pháp luật đã được đưa vào Thỏa ước lao động tập thể.

Việc tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền với công nhân lao động được tổ chức thường niên ở cả cấp Thành phố và quận, huyện. Sau hội nghị, nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến những vấn đề thiết thân của người lao động đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời. LĐLĐ Thành phố và các Công đoàn cấp trên cơ sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan như thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn tại 3.713 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm với số tiền 16,37 tỉ đồng.

Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động được triển khai bằng nhiều hình thức thiết thực, ý nghĩa như: Hỗ trợ Mái ấm Công đoàn; thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ công nhân, viên chức, lao động vay vốn phát triển kinh tế gia đình; ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho đoàn viên với giá ưu đãi; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; duy trì các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân… Giai đoạn 2018 - 2023, từ nguồn “Quỹ Xã hội Công đoàn” và ngân sách Công đoàn, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi hỗ trợ cho 1,2 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Công tác quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam được thực hiện thường xuyên, liên tục, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần nâng cao ý thức chính trị, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên, người lao động. Nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động từng bước được đổi mới, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ sở, tạo ra nhiều cách làm hay, mô hình mới, thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào “Xây dựng gia đình CNVCLĐ tiêu biểu”, “Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức: Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”… được triển khai sâu rộng và có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng, số lượng, lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường và quản lý nhà nước… Từ đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong CNVCLĐ, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương. Hàng năm, có hàng chục nghìn CNVCLĐ được biểu dương, khen thưởng vì đã có thành tích tốt trong việc thực hiện các phong trào thi đua.

Trong công tác tổ chức, cán bộ, trước Đại hội, Hội nghị Công đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội đã phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự được thực hiện đúng với quy định của Đảng, tổ chức Công đoàn và phù hợp với đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, doanh nghiệp. Theo đó, nhân sự được lựa chọn và được bầu vào Ban Chấp hành, giữ các chức danh Công đoàn khóa mới đều là những đồng chí có đủ năng lực, bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; được đoàn viên, người lao động tín nhiệm; tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ.

Có thể khẳng định, việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội với Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội là giải pháp thiết thực để tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Thông qua việc triển khai Quy chế phối hợp đã nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh; đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Mai Quý

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống và kinh nghiệm 95 năm xây dựng và phát triển, để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, với sự lên ngôi của mạng xã hội, phương thức tuyên truyền, cách thức truyền thông như nào đối với các lĩnh vực nói chung, tổ chức Công đoàn Thủ đô nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất luôn được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội quan tâm.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), 30 năm thành lập Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố với nhiều nội dung thiết thực.
TRỰC TUYẾN: Trang trọng Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

TRỰC TUYẾN: Trang trọng Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (18/7), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tuyên dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu.
Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Bám sát sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, từ đầu năm đến nay, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô tiếp tục có sự đổi mới, sáng tạo, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao. Từ đó, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn tiếp tục được khẳng định, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Hoạt động Công đoàn các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh được triển khai hiệu quả

Hoạt động Công đoàn các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh được triển khai hiệu quả

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, với sự tích cực, chủ động của từng đơn vị, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Công đoàn Thủ đô: Hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

Công đoàn Thủ đô: Hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đa dạng hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên, người lao động.
Chủ động đổi mới hoạt động Công đoàn

Chủ động đổi mới hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Sau 3 năm triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02), các cấp Công đoàn Thủ đô đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong công tác triển khai thực hiện với phương châm lấy cơ sở là địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên và người lao động là trung tâm.
Công đoàn Thủ đô luôn chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

Công đoàn Thủ đô luôn chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) Những ngày này, các hoạt động của Tháng Công nhân năm 2024 đang diễn ra sôi nổi ở các cấp Công đoàn Hà Nội với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về công nhân lao động (CNLĐ), trong đó khám sức khỏe miễn phí cho CNLĐ là một nội dung nổi bật.
Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong các ngày từ 7/5 đến 11/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul (Hàn Quốc) do Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Soeul Kim Hea Gwang làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, tổ chức Công đoàn tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Tháng Công nhân năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động