Kỳ 2: Nghèo nàn đời sống tinh thần
Kiến nghị đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ công nhân nâng cao chất lượng đời sống Để đời sống công nhân lao động được cải thiện phải tăng lương tối thiểu vùng Đời sống công nhân: Nhìn thẳng để hành động |
Vòng tròn khép kín: Nhà máy - nhà trọ
Tại một xóm trọ gần Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), dọn dẹp nhà cửa sau bữa ăn tối, anh Nguyễn Văn Thái tranh thủ cầm chiếc điện thoại smartphone, truy cập vào Facebook, TikTok tìm kiếm một vài clip xem giải trí trước khi đi làm ca 3 (từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau). Từ khi ra Hà Nội làm công nhân, chiếc smartphone là phương tiện duy nhất phục vụ nhu cầu giải trí, tìm hiểu thông tin của anh.
Nhiều công nhân lao động khi về nhà trọ chỉ biết tìm niềm vui qua chiếc điện thoại. Ảnh: M.Q. |
Anh Thái chia sẻ, bố anh mất sớm, nhà lại đông anh em, kinh tế eo hẹp, cả gia đình dăm miệng ăn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, học hết Trung học cơ sở, anh xin mẹ cho nghỉ học để ở nhà phụ giúp việc đồng áng và cũng là để giảm bớt chi phí cho gia đình. Đủ khôn lớn, anh Thái xin mẹ cho đi theo mấy người cùng quê ra Hà Nội để xin làm công nhân với mong muốn có một công việc và thu nhập ổn định để có tiền gửi về cho gia đình.
Ngày anh đi, mắt mẹ đỏ hoe vì thương con, lo cho con một mình ở nơi đất khách quê người liệu có kiếm được việc làm tử tế hay lại bị sa vào các tệ nạn xã hội. Trước giờ lên xe, anh nói với mẹ: “Con ra Hà Nội sẽ cố gắng tìm kiếm được một công việc tốt, có thu nhập để gửi về giúp mẹ trang trải cuộc sống gia đình, lo cho các em”.
Rời quê hương với ước vọng đổi đời, nhưng cuộc sống không toàn màu hồng như trong suy nghĩ của chàng thanh niên đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi. Gần 5 năm xa quê, anh Thái cũng bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Với mức lương trung bình 7 triệu đồng/tháng, anh phải vắt sức làm việc hơn chục tiếng/ngày, tính cả giờ tăng ca.
Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công ty thiếu đơn hàng, anh phải nghỉ làm không lương, trong khi chi phí sinh hoạt vẫn phải lo. Anh chỉ còn biết giữ lại số tiền ít ỏi định gửi về cho gia đình để trang trải cuộc sống. Có lúc bí bách, anh nghĩ, hay là về quê, nhưng chỉ một tích tắc sau anh gạt ngay suy nghĩ đó vì sợ sẽ lại thêm gánh nặng cho mẹ và các em ở nhà. Cứ thế, anh Thái chật vật để vượt qua cơn đại dịch.
Dịch Covid-19 được kiểm soát, công ty có đơn hàng, anh Thái có công việc và thu nhập. Và đồng nghĩa với việc anh lại bắt đầu chuỗi ngày lao vào công việc từ sáng tới khuya. Tan ca làm, trở về phòng trọ chật hẹp cũng là lúc cơ thể mệt nhoài, chỉ úp tạm bát mì ăn qua bữa rồi chìm vào giấc ngủ.
Đời sống văn hóa tinh thần của anh Thái cũng tẻ nhạt như bát mì “không người lái”, chả có thêm rau, trứng hay thịt… Hằng ngày, anh chỉ biết đến công ty và nhà trọ. Từng ấy thời gian ở Hà Nội, anh chưa một lần vào nội đô để tham quan, xem phim, nghe nhạc hay tham gia một hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nào.
Một khu nhà trọ của công nhân lao động ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: M.Q. |
Tại tỉnh Bình Dương, qua khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh với 2.100 công nhân lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ ngày 16 đến ngày 20/5/2022, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương Lưu Thế Thuận cho biết: Hiện nay, đa số người lao động xa quê làm việc, sinh sống đã gắn bó với doanh nghiệp, với tỉnh Bình Dương trên 5 năm. Từ lao động phổ thông, họ đã trở thành những lao động lành nghề, lực lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều người lao động vẫn còn băn khoăn, lo lắng, chưa thật sự an tâm trong việc định hướng tương lai lâu dài để gắn bó với doanh nghiệp và Bình Dương.
“Nhiều người lao động còn băn khoăn, lo lắng về: Việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp; không có nhà ở; giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao; vấn đề an toàn giao thông, an ninh trật tự tại các khu nhà trọ, vệ sinh an toàn thực phẩm còn phát sinh nhiều vấn đề hạn chế; nhà trẻ cho con công nhân, nơi sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí chưa đáp ứng; tình trạng tín dụng đen tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro… Theo đó, người lao động bày tỏ mong muốn các bộ ngành sớm có chính sách về tiền lương hợp lý, đảm bảo cho người lao động có mức sống ổn định và có được một phần tích lũy, kịp thời có các giải pháp để kiềm chế lạm phát, không để giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao như hiện nay”, ông Lưu Thế Thuận chia sẻ.
Những hệ lụy khó lường
Thực tế cho thấy, không chỉ riêng anh Thái, tại nhiều khu công nghiệp, những hệ quả nặng nề từ thực trạng đời sống tinh thần quá nghèo nàn của công nhân lao động không kém gì sự thiếu thốn vật chất đang đeo bám công nhân từng ngày. Khi rời nhà máy, công xưởng, nhiều công nhân lao động không biết tìm địa điểm giải trí ở đâu, chỉ thui thủi với phòng trọ, khi không được tiếp cận văn hóa tinh thần tốt, cuộc sống tạm bợ, thiếu thốn sẽ dễ sa đà vào các văn hóa độc hại, lối sống thiếu trách nhiệm…
Nhiều gia đình công nhân lao động phải thuê trọ trong điều kiện chật chội, thiếu ánh sáng, tiện nghi sinh hoạt. Ảnh: M.Q. |
Tiền lương thấp buộc người lao động phải làm thêm giờ nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe và từ bỏ quyền được nghỉ ngơi, vui chơi. Phân tích về những hệ lụy của việc làm thêm đối với công nhân lao động, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu từng chia sẻ: Việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở các mặt: tâm sinh lý (căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hiệu suất và sự chú ý); giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, các sản phẩm lỗi tăng lên; tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non…; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần người lao động; tăng tình trạng thương tích và tỷ lệ thương tích dẫn đến phải nghỉ việc; tăng tỷ lệ người lao động bỏ việc; chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ...
Còn theo kết quả một khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), không chỉ có công nhân lao động mà con em họ sẽ chịu tác động không nhỏ từ việc kéo dài thời giờ làm thêm triền miên trong nhà máy, công xưởng. Với đặc thù công việc như vậy, nên đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ, dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc.
Kết quả nghiên cứu gần đây của Viện Công nhân và Công đoàn đã chỉ ra, có 30,2% trẻ là con công nhân từ độ tuổi 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể là ảnh hưởng đến tâm sinh lý (trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình và sự gắn kết với cha mẹ). Trẻ cũng có xu hướng sống khép kín, tự tin, ngại giao tiếp với thế giới xung quanh.
Trẻ còn đối mặt với nhiều nguy cơ: bị bắt nạt, xúc phạm, thậm chí là bị xâm hại… Trẻ không được theo dõi, chăm sóc sức khỏe thường xuyên để phát hiện và loại bỏ sớm nguy cơ gây bệnh…
Ngày 12/6/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với công nhân lao động tại Bắc Giang với chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”. Chương trình sẽ có sự tham dự của 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trao đổi với phóng viên trước thềm cuộc gặp gỡ, đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với công nhân lao động, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: “Sau tiền lương, vấn đề nhà ở, trường học và thiết chế Công đoàn là nhóm vấn đề được nhiều công nhân lao động đặc biệt quan tâm vì ảnh hưởng đến quyết định có gắn bó lâu dài với nơi làm việc và công việc hiện tại hay không. Nếu đảm bảo được nhà ở ổn định, có trường học gần nơi làm việc, công nhân lao động ngoại tỉnh mới tính tới việc có đưa con theo mình hay không, bởi nếu không, nhiều công nhân phải gửi con về quê nhờ người thân trông giúp...”. |
(Kỳ cuối: Tạo động lực để giai cấp công nhân lớn mạnh)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Hoạt động 05/11/2024 20:58
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Hoạt động 05/11/2024 19:34
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Hoạt động 05/11/2024 11:35
Tổ chức đa dạng hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
Vì lợi ích đoàn viên 05/11/2024 11:26
LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự
Hoạt động 05/11/2024 09:52
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Hoạt động 05/11/2024 09:14
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Hoạt động 05/11/2024 09:07
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Hoạt động 05/11/2024 06:38
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28