Điểm sáng trong quyết tâm cải cách bộ máy hành chính Nhà nước
Hà Nội thí điểm khoán kinh phí xe công: Bước đột phá về cải cách | |
Cải cách bộ máy hành chính: Phải tinh và gọn |
Một việc, một đầu mối xuyên suốt
Với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 39 một cách bài bản và khoa học; lựa chọn những việc trọng tâm, trọng điểm để làm trước; đối với vấn đề mới, tiến hành làm thí điểm sau đó nhân rộng; trong đó các ban Đảng của Thành ủy, các cơ quan của Thành phố triển khai trước.
Việc thực hiện tốt Nghị quyết 39-NQTƯ của Bộ Chính trị đã giúp bộ máy các cơ quan của TP Hà Nội hoạt động ổn định. Ảnh NC |
Theo ông Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trong chỉ đạo thực hiện, Thành ủy đã yêu cầu các ban đảng của Thành ủy phải gương mẫu làm trước, rồi đến các cơ quan của khối Mặt trận tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội và khối chính quyền.
Trên thực tế, việc tổ chức triển khai Nghị quyết 39-NQ/TW đã được thành phố Hà Nội thực hiện đồng bộ từ Thành phố tới cơ sở. Đến hiện nay, các đơn vị trực thuộc từ khối đảng, đoàn thể, MTTQ và khối chính quyền, các quận, huyện thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW rất nghiêm túc, bài bản và khoa học.
Thời gian qua Hà Nội đã thực hiện hiệu quả việc sáp nhập, hợp nhất các phòng ban tại một số sở, ngành, quận, huyện. Đối với cấp sở, chủ trương tinh giản, sắp xếp lại của Hà Nội là tập trung những tổ chức dịch vụ không thiết yếu, có tính chất công việc gần giống nhau.
Đơn cử như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội giảm, hợp nhất 11 trung tâm, đơn vị như Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, Trung tâm phát triển chăn nuôi… Tại quận, huyện tiến hành hợp nhất ở khối văn hóa như Trung tâm văn hóa và Trung tâm thể dục thể thao.
Theo ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, việc sáp nhập các cơ quan nhằm thực hiện chủ trương quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, với tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả” và một việc - một đầu mối xuyên suốt. Trong đó, tập trung vào các đơn vị sự nghiệp công.
Nói về kết quả đạt được, ông Phan Chu Đức, Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội cho biết, năm 2016, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy. Qua rà soát, sắp xếp đã giảm 59 phòng, ban; giảm 39 trưởng phòng, ban; giảm 143 phó phòng, ban; giảm 130 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở; giảm 27 Ban quản lý dự án; giảm 2 Quỹ, giảm 30 cấp trưởng, 69 cấp phó tại các Ban quản lý dự án và Quỹ. Từ đầu năm 2017 đến nay, Hà Nội đang tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.
Tại các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành phương án tổ chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc. Riêng về tinh giản biên chế, thực hiện theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, trong 6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội đã tinh giản 330 trường hợp. Như vậy, đến nay Hà Nội tinh giản được 488 trường hợp (năm 2015 là 19 trường hợp và năm 2016 là 139 trường hợp).
Việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ là việc khó, việc hệ trọng bởi liên quan đến con người, đến tổ chức. Vì thế công việc này cần phải được thực hiện một cách bài bản, khoa học, đặc biệt là phải quan tâm toàn diện, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.
Chia sẻ với báo giới, ông Phan Chu Đức, cho biết, Hà Nội thực hiện Nghị quyết 39 hết sức tập trung và đặc biệt công tác xây dựng, kể cả về mặt tổ chức, bộ máy rất đồng bộ. Đến nay thành phố đã tinh giản biên chế trên 400 người, nhưng cơ quan thường trực cũng chưa nhận được thấy bất kỳ lá đơn nào phản ánh về việc bị ép nghỉ.
“Công tác tuyên truyền mà thành phố Hà Nội đã thực hiện là để đội ngũ cán bộ hiểu rõ mục tiêu cuối cùng của Nghị quyết 39-NQ/TW không chỉ dừng lại ở tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ mà mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức, bộ máy, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị của Thành phố”, ông Nguyễn Văn Phong cho biết.
Những kết quả bước đầu về tinh giản biên chế, sắp xếp lại các phòng ban cho thấy sự quyết liệt của Hà Nội trong việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.
Nâng cao năng lực lãnh đạo
Thực tế, các đơn vị sau sáp nhập đã sớm ổn định, hoạt động hiệu quả, chất lượng, khối lượng công việc được cải thiện; phát huy được trình độ, ý thức trách nhiệm của đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; công tác quản lý, chỉ đạo được tăng cường; giảm số lượng biên chế đáng kể, tiết kiệm ngân sách, đồng thời, tăng tính chủ động, năng động, sáng tạo theo hướng xã hội hóa của các đơn vị.
Việc rà soát, sắp xếp lại nhân sự, bố trí sử dụng công chức, viên chức cơ bản phù hợp theo cơ cấu, vị trí việc làm, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Từ thực tiễn và kết quả đạt được cho thấy, việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội trong thời gian qua là chủ trương đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thể hiện tầm nhìn, từng bước cải cách nền hành chính công theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Theo ông Phan Chu Đức, cùng với việc thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình 01 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng và tổ chức Đảng; chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) tạo sự chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp TP giai đoạn 2016-2020 thực sự trong sạch, vững mạnh”.
“Đây là chương trình được coi là “xương sống” của Thành ủy Hà Nội trong việc xây dựng hệ thống chính trị các cấp của Thành phố, nêu rõ các nội dung để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó công tác xây dựng đảng, xây dựng bộ máy và công tác cán bộ luôn luôn được đặt lên hàng đầu”, ông Phan Chu Đức chia sẻ.
Được biêt, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thành ủy Hà Nội đã giao Ban Nội chính xây dựng đề án bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, hiện nay đề án đã được xây dựng xong và đang ở bước đầu xin ý kiến để hoàn thiện. Sau khi được ban hành và triển khai sẽ có đánh giá rất cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố ở từng tiêu chí cụ thể.
Ông Phan Chu Đức cũng cho biết, hiện nay, Thành phố Hà Nội cũng là đơn vị đi đầu ở khu vực phía Bắc xây dựng tiêu chí đánh giá Đảng bộ cấp trên cơ sở. Hà Nội có 59 Đảng bộ cấp trên cơ sở gồm 30 đảng bộ quận, huyện, thị xã và 29 đảng bộ trực thuộc. Đề án khi được xây dựng và ban hành sẽ có những tiêu chí cụ thể để đánh giá các Đảng bộ cấp trên cơ sở của Thành phố.
Đề cập về những nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới và 6 tháng cuối năm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Phan Chu Đức cho biết: Đảng bộ Thành phố sẽ hoàn thành phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo chức danh nghề nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 giảm tối thiểu 10% số biên chế được giao, hoàn thành trước một năm so với yêu cầu của Nghị quyết số 39.
Để việc thực hiện Nghị quyết số 39 đạt hiệu quả cao, Hà Nội đã tiến hành xây dựng cơ chế khuyến khích tự nguyện tinh giản biên chế xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ như bổ sung 5 nhóm đối tượng tự nguyện tinh giản biên chế; cơ chế hỗ trợ tài chính cho những người tự nguyện tinh giản biên chế; sử dụng ngân sách TP để bảo đảm kinh phí giải quyết chính sách khuyến khích tự nguyện tinh giản biên chế…
Phương Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49