Điểm sáng mô hình trang trại, chăn nuôi ở huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Với mô hình chăn nuôi bò và chế biến thực phẩm, dịch vụ nông nghiệp, Anh Trần Văn Thắng ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội) là 1 trong số 100 "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022" và được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp trung ương giai đoạn 2017 - 2022”.
Nông dân Thủ đô xuất sắc tâm huyết với mô hình trang trại thực vật cảnh Vinamilk Green Farm - mô hình trang trại bò sữa phát triển bền vững Người "gieo hương" lên đất phù sa

Với diện tích được mở rộng hơn 6.000m2, mô hình chăn nuôi, chế biến thực phẩm của gia đình anh Trần Văn Thắng đã mang về thu nhập tiền tỷ mỗi năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Năm 2010, anh Thắng khởi nghiệp xây dựng mô hình sản xuất với trang trại nuôi bò 1.800m2, nuôi trùn quế 720m2, và diện tích đất trồng cỏ chăn nuôi 3.600m2. Trang trại chăn nuôi bò theo hình thức bán công nghiệp của anh với 1.000 con bò, hiệu quả kinh tế thu nhập từ chăn nuôi bò mang lại lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 20 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ.

Điểm sáng mô hình trang trại, chăn nuôi ở huyện Đan Phượng
Anh Trần Văn Thắng (giữa) là 1 trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022

Chăn nuôi thuận lợi, đến năm 2012, anh đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến thịt bò. Ban đầu anh Thắng nuôi giống bò cỏ truyền thống, nhưng từ năm 2014, nhận thấy tiềm năng kinh tế từ bò thương phẩm, anh nhập các giống bò ngoại như bò 3B, bò Brahman về nuôi vỗ béo.

Anh Thắng cho biết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, anh đã đầu tư hệ thống cho bò uống nước tự động, áp dụng công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường. Khu chăn nuôi của anh cách xa khu dân cư và được xây dựng với hệ thống xử lý môi trường bảo đảm an toàn cho chăn nuôi. Khu giết mổ chế biến thịt bò của cơ sở anh đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng quy trình giết mổ nhân đạo của Úc. Bình quân mỗi ngày, cơ sở của anh Thắng giết mổ từ 10 -15 con bò, cung cấp thịt ra thị trường.

Đối với các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ khác, anh Thắng thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân 8 triệu đồng/tháng. Anh áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh như xây dựng chuỗi cung cấp hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, bảo đảm vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Anh Thắng cũng mạnh dạn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong chăn nuôi bò, nuôi trùn quế để nâng cao sản lượng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác và sử dụng.

Điểm sáng mô hình trang trại, chăn nuôi huyện Đan Phượng
Anh Trần Văn Thắng là người nông dân đi đầu trong việc áp dụng các mô hình sản xuất chăn nuôi tập trung

Có thể nói, anh Trần Văn Thắng là người nông dân đi đầu trong việc áp dụng các mô hình sản xuất chăn nuôi tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế gia đình, tận dụng nguồn thức ăn, không gian chăn nuôi. Áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất tiêu thụ ra thị trường sản phẩm thịt bò an toàn gắn với bảo vệ môi trường nông thôn.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, cho gia đình, anh còn tích cực phổ biến, hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất và vận động các hộ gia đình, hội viên nông dân trên địa bàn cùng nhau chăn nuôi; trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất. Tạo việc làm cho các thành viên trong hội nông dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình.

Chia sẻ về mô hình chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp của gia đình anh Thắng, ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cho biết: “Gia đình anh Thắng đã góp phần liên kết chuỗi cung cấp cho thị trường Hà Nội sản phẩm thịt bò sạch, đảm bảo chất lượng. Trung bình mỗi năm cung cấp 250 tấn thịt bò; sử dụng được trên 20 lao động mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển chăn nuôi bò với số vốn 1,2 tỷ đồng.

Anh Thắng là hội viên nông dân gương mẫu, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, nhất là công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã Thọ An.

Anh Thắng cũng là người năng động, sáng tạo và nhạy bén trong cơ chế thị trường, dám nghĩ, dám làm, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai, nguồn vốn, sức lao động tại địa phương để nâng cao năng suất, mở rộng quy mô, nhân rộng mô hình, phát triển mô hình ngày càng có hiệu quả”.

Điểm sáng mô hình trang trại, chăn nuôi huyện Đan Phượng
Hệ thống chăn nuôi áp dụng công nghệ tự động

Hàng năm anh Thắng đã hướng dẫn và phổ biến, trao đổi các kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi cho hàng chục hộ gia đình phát triển chăn nuôi bò như hộ ông Trần Văn Tam, ông Nguyễn Văn Liên, ông Lê Văn Tùng, Trần Văn Thành, Lê Văn Binh, Trần Văn Tư...

Anh cũng giúp đỡ 15 hộ nghèo và cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, cho vay không tính lãi, đảm bảo đầu ra cho các hộ chăn nuôi đã tạo điều kiện cho các hộ phát triển kinh tế và tạo việc làm ổn định cho lao động nông nhàn, không có việc làm.

“Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quan trọng tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, có đời sống cao hơn, an ninh chính trị ổn định với ý nghĩa quan trọng đó, cần có sự chung tay của cộng đồng. Trong những năm qua, gia đình tôi đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều gia đình còn khó khăn, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới”, anh Thắng chia sẻ.

Năm 2016, gia đình anh Thắng được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen “Đã có mô hình hiệu quả và ổn định, giúp đỡ hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Từ năm 2017 đến nay, anh nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, Hội Nông dân huyện Đan Phượng về các thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, phong trào thanh niên…

Đặc biệt, năm 2022 anh vinh dự là 1 trong số 100 "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022", được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp trung ương giai đoạn 2017-2022”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động