Để không ai dám tham nhũng

Công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước đang được đẩy mạnh càng cũng cố lòng tin của nhân dân với Đảng trong việc chống lại thứ “giặc nội xâm” nguy hiểm này. Tuy nhiên, vấn đề mà người dân quan tâm, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách gì để không ai dám tham nhũng?
Tổng Thanh tra Chính phủ: Thu hồi tài sản tham nhũng luôn khó khăn, phức tạp Hà Nội: Công tác phòng, chống tham nhũng có những chuyển biến tích cực
Để không ai dám tham nhũng

Công tác phòng, chống tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước triển khai suốt nhiều năm qua. Đặc biệt, chỉ trong nhiệm kỳ khóa XIII, tính đến thời điểm này đã có nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp bị kỷ luật, khởi tố, nhiều cán bộ là Ủy viên Trung ương Đảng liên quan đến tham nhũng, thất thoát. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, có cả lãnh đạo các tập đoàn lớn cũng bị truy tố liên quan đến tội lừa đảo, hối lộ…

Xét về lịch sử, tham nhũng đã xuất hiện từ lâu. Hầu như bất kỳ quốc gia, chế độ, thời kỳ nào, chỉ khác nhau về hành vi, mức độ mà thôi. Hẳn chúng ta còn nhớ, cách 72 năm, ngày 5/9/1950 tại Chiến khu Việt Bắc diễn ra một phiên tòa đặc biệt gây chấn động dư luận xã hội lúc bấy giờ. Đó là vụ án Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu can tội ăn cắp công quỹ. Có thể nói đây là vụ án tham nhũng điển hình xảy ra trong bối cảnh Đảng, Nhà nước, quân và dân ta còn gặp muôn vàn khó khăn, ăn đói, mặc rét nhằm đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì việc đưa vụ án này ra xét xử công khai trước công đường không chỉ vạch trần các hành vi tham nhũng, sa đọa của kẻ phạm tội mà còn là lời cảnh tỉnh cho những kẻ coi thường pháp luật, tham ô trộm cắp… tài sản Nhà nước, sống sa đọa đang nhởn nhơ ở ngoài xã hội. Kết thúc phiên tòa, Trần Dụ Châu bị tuyên phạt với mức án cao nhất - tử hình.

Bản án đã nhanh chóng được báo cáo lên Hồ Chủ tịch. Sau khi cân nhắc, Bác đã bác đơn xin giảm tội của Trần Dụ Châu. Quyết định xử tử hình Trần Dụ Châu của Bác thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ. Điều đó cũng cho thấy sự nghiêm minh và quyết tâm của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ trong việc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, lãng phí. Sau vụ Trần Dụ Châu, tại phiên họp Hội đồng Chính phủ từ ngày 15 - 17/11/1950, Bác Hồ trong bài phát biểu kết luận đã căn dặn: "Lúc tìm người phải tìm cả tài, cả đức, chú trọng tư tưởng. Nếu cán bộ biết thương dân, tiếc của dân thì không xảy ra việc đáng tiếc. Đồng thời phải giáo dục, cải tạo, kiểm tra cán bộ".

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nhận thức rõ nguy cơ tham nhũng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển của đất nước, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Từ việc ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến việc thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương; Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở cấp tỉnh, thành… song nghiêm túc nhìn nhận càng chống, chúng ta ngày càng phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến tham nhũng.

Phát biểu ở nghị trường Quốc hội, một đại biểu quan ngại về vấn nạn “tham nhũng vặt” làm cản bước tiến của quốc gia, nhưng nếu chỉ lên án tham nhũng vặt mà bỏ qua các vụ tham nhũng lớn thì sẽ không công bằng. Tham nhũng là ăn cắp tài sản của Nhà nước và nhân dân bằng nhiều hình thức, một trong những thủ phạm làm “nghèo hóa” đất nước, gia tăng bất bình đẳng xã hội. Tại các Hội nghị Trung ương và tiếp xúc cử tri trước, sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định “chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ, ai nản thì đứng sang một bên”. Với quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng, chống tham nhũng đang được đẩy cao và thực tế bên cạnh sự “phanh phui” hàng loạt cá bộ, vụ án thì đã thực sự làm “nản chí” những ai đang có ý định muốn tham nhũng.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước đang phát huy hiệu quả, được người dân tin tưởng, song điều mà người dân mong muốn làm thế nào tạo ra một cơ chế đủ mạnh (xét cả góc độ kinh tế, luật pháp, hành động) để tạo ra một hành lang pháp lý không ai dám tham nhũng, không ai muốn tham nhũng!

L.Hà
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bị cáo 80 tuổi lừa đảo tiền tỷ để đi làm đẹp

Bị cáo 80 tuổi lừa đảo tiền tỷ để đi làm đẹp

Để có tiền chi tiêu cá nhân, cho vay, sử dụng dịch vụ giảm béo toàn thân ở thẩm mỹ viện, bị cáo 80 tuổi đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của vợ chồng bà Nguyễn Thị H 1,2 tỷ đồng.
Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an

Tài xế xe công nghệ nhặt được 11 triệu đồng giao nộp Công an

Trên đường đi làm, anh Trịnh Bá Hạnh (là xe ôm công nghệ Be) phát hiện số tiền trên rơi vãi ra đường. Anh Hạnh đã đỗ xe nhặt và mang đến Công an phường Thổ Quan (Hà Nội) giao nộp để nhờ lực lượng chức năng trả lại cho người đánh rơi.
Nhiều thanh niên bị đe dọa, tống tiền vì "chat sex" trên mạng xã hội

Nhiều thanh niên bị đe dọa, tống tiền vì "chat sex" trên mạng xã hội

Thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, Telegram…) với những hình ảnh đại diện là hình phụ nữ trẻ, đẹp, ăn mặc khiêu gợi, sau đó nhắn tin làm quen, tâm sự. Sau khi tạo được sự tin tưởng, đối tượng dụ dỗ nạn nhân tham gia "chat sex" qua video call...
Thành lập ngay đoàn đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại và thuế

Thành lập ngay đoàn đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại và thuế

Thủ tướng yêu cầu thành lập đoàn đàm phán với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn, xây dựng phương án phù hợp nhằm bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương sắp hầu tòa

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương sắp hầu tòa

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm đối với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương và một số tỉnh, thành.
Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Vinh danh 69 cá nhân và 155 tổ chức tiêu biểu ngành Du lịch

Chiều 10/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải thưởng VITA AWARDS năm 2025.
Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Doanh nghiệp du lịch Hà Nội mang đến VITM 2025 hàng trăm ưu đãi "khủng"

Ngày đầu tiên của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2025 đã diễn ra sôi động tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE với sự tham gia của hàng trăm đơn vị du lịch trong và ngoài nước. Gian hàng của Sở Du lịch thành phố Hà Nội nổi bật với thiết kế mô hình không gian mở và biểu tượng Khuê Văn Các đã thu hút đông đảo khách tham quan ngay từ những giờ đầu khai mạc.

Tin khác

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Kết quả là thước đo công việc (xét cả phương diện lãnh đạo, quản lý). Nên năm 2024 lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách dẫn đầu cả nước đạt gần 512 ngàn tỷ đồng là minh chứng sinh động về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đứng đầu là Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và sự điều hành năng động của các cấp chính quyền cũng như quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị.
GDP và đời sống nhân dân

GDP và đời sống nhân dân

GDP tăng thì đời sống nhân dân phải tăng. Đó là nguyên lý của kinh tế chính trị học và cũng là quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Phiên bản di động