Tổng Thanh tra Chính phủ: Thu hồi tài sản tham nhũng luôn khó khăn, phức tạp

(LĐTĐ) Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thu hồi tài sản tham nhũng luôn là những công việc khó khăn, phức tạp. Kết quả thu hồi sau kết quả thanh tra 9 tháng đầu năm 2022 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021 và cơ quan thi hành án đã tăng gần 3 lần.
Hôm nay (5/11), Quốc hội chất vấn Thủ tướng Chính phủ và Tổng Thanh tra Chính phủ Thu hồi 1.021 quyết định sai phạm trong việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị người dân giám sát hoạt động thanh tra

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 5/11, sau khi kết thúc chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Quốc hội chuyển sang chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Thời gian trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ diễn ra đến đầu giờ làm việc buổi chiều, trước khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ trả lời chất vấn.

Còn đến 40-50% số tài sản chưa được thu hồi lại

Các vấn đề về chậm công bố kết luận thanh tra, vi phạm trong hoạt động thanh tra, thanh tra hoạt động kinh doanh giá xăng dầu, xử lý tài sản sau thanh tra... đã được các đại biểu đưa ra chất vấn.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Qua thanh tra, phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. (ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Phạm Nam Tiến (Đoàn Đắk Nông) cho biết, hiện còn đến 40-50% số tài sản chưa được thu hồi lại trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo, đây là con số không nhỏ, vì một vụ án tham nhũng giá trị có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

“Chúng ta chỉ mới kiểm soát tài sản trong hệ thống chính trị, còn tài sản do người thân của các đối tượng phạm tội tham nhũng đang đứng tên, chiếm hoặc sở hữu vẫn là một khoảng trống rất lớn, khó kiểm soát. Xin Tổng thanh tra cho biết giải pháp căn cơ nào đặt ra cho việc thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả hơn”, đại biểu hỏi.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (Đoàn Thanh Hóa) cho biết thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đã được xử lý nghiêm, qua đó làm giảm đáng kể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng vẫn diễn biến phức tạp và tinh vi. Đại biểu đề nghị Tổng thanh tra cho biết trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong công tác thanh tra ngân hàng. Thanh tra Chính phủ có giải pháp, căn cơ nào để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này?

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn Hà Nội) lại quan tâm đến vấn đề xác định giá đất, đặc biệt là đối với những dự án mà theo kết luận của Thanh tra là phải tính lại tiền đất do không thông qua hoạt động đấu thầu, đấu giá. “Với khó khăn, vướng mắc hiện nay thì đề nghị Tổng Thanh tra cho biết hướng xử lý như thế nào”, đại biểu hỏi.

Thu hồi tài sản tham nhũng luôn khó khăn, phức tạp

Trả lời các đại biểu, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thu hồi tài sản tham nhũng luôn là những công việc khó khăn, phức tạp và thực trạng cũng chưa đạt được. Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong những vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Qua thanh tra, phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Toàn cảnh phiên chất vấn. (ảnh: Quốc hội)

Kết quả thu hồi sau kết quả thanh tra 9 tháng đầu năm 2022 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021 và cơ quan thi hành án đã tăng gần 3 lần. Trong thời gian tới, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 04 của Ban Bí thư; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung pháp luật về thu hồi tài sản đang còn bất cập, nhất là về quy định cưỡng chế xử lý sau thanh tra và cơ chế, chính sách về đất đai, bất động sản, trái phiếu chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc xử lý, thu hồi.

“Về quan điểm, không phải chỉ bản thân tôi mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng có quan điểm, những gì có thể xử lý được về mặt kinh tế thì xử lý kinh tế và không hình sự hóa, đấy là quan điểm chung”, Tổng Thanh tra nói.

Tổng Thanh tra cho biết, thực hiện chức năng nhà nước về công tác thanh tra, hàng năm Thanh tra Chính phủ đều phối hợp với các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là đối với Ngân hàng Nhà nước để trình Chính phủ phê duyệt định hướng công tác thanh tra, trong đó có thanh tra trọng tâm, trọng điểm một số nội dung về lĩnh vực ngân hàng.

Đối với lĩnh vực ngân hàng thì thường tập trung vào thanh tra lĩnh vực tiền tệ, nhất là việc cấp tín dụng đầu tư liên quan đến lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu chính phủ và công tác xử lý nợ xấu, phòng, chống rửa tiền...

Hằng năm Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo và hướng dẫn các thanh tra của ngân hàng thực hiện giám sát và thanh tra chuyên ngành đối với lĩnh vực quản lý, kiểm soát thu chi đối với lĩnh vực như về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và những lĩnh vực về nợ xấu của ngân hàng.

Trong những năm qua Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra tại Ngân hàng nhà nước, 4 ngân hàng thương mại, và hai ngân hàng chính sách. Qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách bất cập, sơ hở, dễ phát sinh vi phạm trong lĩnh vực quản lý tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

Trả lời đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong cho biết, trong thời gian vừa qua, thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra bản án có rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo Quyết định 153 của Thủ tướng, phương án tháo gỡ khó khăn liên quan đến dự án đất đai trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra bản án là các địa phương có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo với Chính phủ. Chính phủ sẽ giao cho các bộ, ngành liên quan sẽ rà soát và báo cáo với Ban cán sự đảng Chính phủ, trên cơ sở đó Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo.

“Trên cơ sở có ý kiến, chủ trương của Bộ Chính trị sẽ trình với Quốc hội ban hành nghị quyết đặc thù để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc khi thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra bản án, trong đó có nội dung về xác định lại giá trị”, Tổng Thanh tra cho biết.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động