Để học sinh yên tâm đến trường

(LĐTĐ) Ngay sau khi cho phép học sinh lớp 9 ở các huyện, thị xã ngoại thành đi học trực tiếp, thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai đợt tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho toàn bộ trẻ em từ 15-17 tuổi và tiếp đến là trẻ em 14 tuổi. Đây được coi là điều kiện tiên quyết để Hà Nội có thể đón học sinh đến trường trong thời gian sớm nhất.

Tiêm phủ vắc xin để học sinh tới trường Học sinh Hà Nội hào hứng ngày đầu tiêm vắc xin phòng Covid-19

Bảo đảm an toàn cho học sinh

Với tinh thần chủ động, linh hoạt cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc học sinh đi học trở lại sau một thời gian tạm dừng đến trường, học trực tuyến để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được chuẩn bị kỹ lưỡng suốt thời gian qua. Chính vì vậy, dù nhận được quyết định cho học sinh lớp 9 cấp Trung học cơ sở đến trường chỉ 2 ngày trước đó nhưng các trường học thuộc 17 huyện, thị xã của Hà Nội (học sinh lớp 9 ở huyện Ba Vì đã đi học từ ngày 8/11) cũng không hề lúng túng, bị động; ngược lại, luôn trong tâm thế sẵn sàng.

undefined
Đến thời điểm hiện tại, học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội đã đến trường học trực tiếp.

Đặt yêu cầu cao nhất là đảm bảo an toàn, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Y tế Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của các huyện, thị xã đã rà soát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, điều kiện bảo đảm an toàn của từng nhà trường và tình hình sức khỏe của học sinh để quyết định việc cho học sinh trở lại trường theo nguyên tắc: Học sinh ở địa bàn có cấp độ dịch mức độ 1, mức độ 2; trong 14 ngày tính đến ngày 19/11 không có ca F0 trong cộng đồng. Mỗi xã, thị trấn chọn 1 trường Trung học cơ sở để tổ chức cho học sinh khối lớp 9 học tại trường; các khối lớp còn lại học trực tuyến; riêng trẻ Mầm non tiếp tục nghỉ tại nhà.

Ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội đã đến trường học trực tiếp. Công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh đến trường được thực hiện nghiêm túc. Lực lượng y tế đo thân nhiệt cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên trước khi vào học. Các trường đều chuẩn bị khẩu trang y tế đảm bảo đủ cho toàn bộ cán bộ, giáo viên và học sinh. Các lực lượng Công an, Đoàn Thanh niên ở các xã, thị trấn đã phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường phân luồng học sinh trước cổng trường không có hiện tượng ùn tắc giao thông, tập trung đông người. Các phòng học đầy đủ trang thiết bị, được bố trí cách nhau, chuẩn bị đủ nước sát khuẩn nhanh; các buổi học được triển khai theo đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn.

Tại Trường Trung học cơ sở Mai Đình (huyện Sóc Sơn), nhà trường đã bố trí đón học sinh theo hai lối, trong đó một lối dành cho các học sinh đi xe đạp và một lối dành cho học sinh đi bộ. Tại mỗi lối đi đều có bàn đón tiếp, có người đứng trực đo thân nhiệt và sát khuẩn tay cho học sinh. Các em sau khi vào trường được phân luồng lên lớp theo 2 lối riêng. Nhà trường cũng bố trí các lớp học cách xa nhau, đảm bảo không tập trung đông người vào những giờ nghỉ. Còn tại Trường Trung học cơ sở Phù Linh (huyện Sóc Sơn), Hiệu trưởng Ngô Thị Tuyết Mai cho biết, toàn bộ học sinh lớp 9 đã được phổ biến kỹ về các biện pháp phòng, chống dịch trước, trong và sau khi đến trường. Nhà trường đã bố trí cán bộ, nhân viên, giáo viên đón học sinh từ sáng sớm, triển khai đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như: Đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, hướng dẫn các em vào lớp theo sơ đồ phân luồng... Nhà trường cũng bố trí giãn cách các lớp theo từng khu vực để bảo đảm không tập trung đông người.

Theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Chi Đông (huyện Mê Linh) Đỗ Văn Luật, nhà trường tăng cường kết nối với gia đình học sinh để quản lý, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các em. Mặt khác, giáo dục học sinh nâng cao ý thức, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để có thể duy trì việc học tập trực tiếp được lâu dài, hiệu quả.

Được biết, theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức ăn bán trú, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân. Giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp. Các đơn vị xây dựng phương án cụ thể việc ứng phó với các trường hợp F0 xảy ra trong nhà trường. Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Thận trọng khi triển khai tiêm vắc xin

Thời điểm này, cả ngành Giáo dục và Đào tạo cùng Y tế Hà Nội đã và đang chạy đua với thời gian để có thể hoàn thành tiêm chủng vắc xin phòng, chống Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi 14-17 như kế hoạch. Tuy nhiên, có thể thấy, dù thời gian khá gấp nhưng tất cả các bên liên quan đều khá thận trọng khi triển khai tiêm vắc xin cho học sinh.

Điều kiện tiên quyết để học sinh được tiêm là phải có sự đồng ý của chính phụ huynh học sinh trong phiếu kê khai thông tin với vai trò giám hộ. Các hội cha mẹ học sinh trường, lớp cũng đã xắn tay vào cuộc để cùng nhà trường làm tốt kế hoạch tiêm vắc xin. Kế đến, là giảm dần độ tuổi (các trường Trung học phổ thông tiêm trước, Trung học cơ sở tiêm sau), cuốn chiếu theo từng trường, những em trong độ tuổi nếu không đi học thì tiêm tại trạm y tế phường. Với trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu sẽ được tiêm ở các bệnh viện, nơi có điều kiện trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ tốt hơn.

undefined
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tại Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú - quận Đống Đa. (Ảnh: P.T)

Theo quan sát tại các điểm tiêm vắc xin cho học sinh, các đơn vị đã có cách làm bài bản, khoa học. Ngoài việc các trường học đều lên kế hoạch chi tiết lịch tiêm cho các lớp thì công tác phân luồng ra - vào, bố trí các bàn tiêm đều đúng quy định. Các nhà trường đều không chạy đua theo số lượng, theo đó các giáo viên, phụ huynh và học sinh có biểu hiện ho, sốt đều được yêu cầu không đến điểm tiêm. Phụ huynh và học sinh có mặt tại điểm tiêm vắc xin đều phải tuân thủ các quy định 5K của Bộ Y tế, bởi nhà trường muốn tạo thành nếp sinh hoạt thời Covid-19 cho các em ngay từ giờ đầu, ngày đầu đến trường.

Là một trong những phụ huynh đưa con tới điểm tiêm Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú - quận Đống Đa để thực hiện khai báo, chuẩn bị cho việc tiêm chủng, chị Trần Thị Bảo Quế (phụ huynh học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Huy Chú - quận Đống Đa) cho biết, liên quan tới vấn đề tiêm vắc xin phòng Covid-19, chị đã tìm hiểu kỹ càng và biết rằng việc tiêm phòng là cần thiết để bảo vệ con trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, cũng như để con an toàn khi đến trường. Hai mẹ con chị đã có sự chuẩn bị và rất sẵn sàng cho việc tiêm chủng sáng nay. “Không chỉ gia đình mà con gái tôi cũng rất mong chờ được tiêm. Điều lo lắng duy nhất của cháu là phản ứng sau tiêm, tuy nhiên tôi đã phân tích, động viên nên con rất vững tâm và hào hứng cùng mẹ tới điểm tiêm phòng” - chị Bảo Quế chia sẻ.

Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các em học sinh không chỉ được các nhà trường, các bậc phụ huynh đồng tình, mà đa phần các em học sinh đều rất hào hứng hưởng ứng. Chia sẻ với phóng viên, Cao Hoàng Đan (học lớp 12, Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú - quận Đống Đa) cho biết: “Dù nhận được lịch tiêm sớm hơn dự tính, nhưng em cũng không cảm thấy lo lắng, vì em mong chờ được tiêm sớm. Bên cạnh đó, khi đi tiêm em còn được thầy cô tư vấn, bố mẹ động viên nên em rất an tâm. Qua tìm hiểu em cũng thấy học sinh ở nhiều tỉnh thành khác đã tiêm nên không có gì phải lo lắng. Em mong sau khi học sinh tiêm xong sẽ được đi học trực tiếp để chúng em chuẩn bị cho các kì thi quan trọng”.

Đồng quan điểm trên, em Nguyễn Gia Bách (học sinh lớp 9, Trường Trung học cơ sở Bồ Đề, quận Long Biên) chia sẻ: “Thông báo được tiêm em thấy mừng nhiều hơn là sợ. Em mong được trở lại trường để cùng học tập, ôn luyện với thầy cô và bạn bè cho những kỳ thi sắp tới. Hôm đến tiêm, chúng em được thầy cô và các bác sĩ hướng dẫn từ đầu đến cuối. Em thấy tiêm không đau, mà còn diễn ra rất nhanh nữa”.

Có thể khẳng định, bảo đảm an toàn cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng để tổ chức dạy học chất lượng, nhất là khi toàn ngành tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với từng cấp độ của dịch. Với các trường đang tổ chức dạy học trực tuyến, cùng với các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an toàn sức khỏe cho học sinh, cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường. Những trường đã tổ chức dạy học trực tiếp cần duy trì nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; rà soát, kịp thời phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh. Đối với học sinh, cần thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là nguyên tắc 5K./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động