Đưa học sinh trở lại trường an toàn

(LĐTĐ) Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trở lại trường học trực tiếp sau thời gian học trực tuyến vì phòng, chống dịch bệnh. Để thực hiện “nhiệm vụ kép”, các trường đã xây dựng phương án chi tiết phòng, chống dịch và kế hoạch dạy học cho học sinh.
Hà Nội: Đưa học sinh trở lại trường an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, cực đoan Chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường an toàn

Đảm bảo an toàn

Gần 7h ngày 6/4, Nguyễn An Nhiên (học sinh lớp 4A3 Trường Tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng) đã được mẹ đưa tới trường. Đây là buổi học trực tiếp đầu tiên của An Nhiên kể từ khi vào lớp 4 nên em cảm thấy rất háo hức. An Nhiên chia sẻ: “Được đến trường em cảm thấy rất vui. Em đã dậy từ sớm để ăn sáng và sửa soạn quần áo, đồ dùng học tập. Ở nhà mẹ em đã dặn khi đến trường phải luôn chấp hành và tuân thủ 5K, thường xuyên đeo khẩu trang, chỉ khi cô giáo hỏi thì mới bỏ khẩu trang ra phát biểu”.

Đưa học sinh trở lại trường an toàn
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến trò chuyện với học sinh Trường Tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ) trong ngày đầu các em trở lại trường. Ảnh: P.T

Theo ghi nhận, từ sáng sớm, toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Bà Triệu đã có mặt tại trường để chuẩn bị đón học sinh. Công tác đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn được thực hiện ngay tại cổng vào. Các thầy cô giáo cũng trực sẵn để hướng dẫn học sinh lên lớp. Dù dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, song nhà trường vẫn duy trì nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Chị Trương Quỳnh Anh (phụ huynh học sinh lớp 4A3 Trường Tiểu học Bà Triệu) cho biết, cả gia đình chị đều mong đến ngày con được tới trường học trực tiếp, bởi ngoài việc học, các con cần có những trải nghiệm, được vui chơi với bạn bè... Đây cũng là dịp để con rèn thêm về nhiều kỹ năng. “Gia đình tôi đồng thuận cao với việc đưa các con trở lại trường và sẽ thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn con chấp hành đúng, đầy đủ các quy định phòng, chống dịch” - chị Quỳnh Anh bày tỏ.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bà Triệu Nguyễn Thu Thủy, năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Bà Triệu có hơn 1.300 học sinh. Sau thời gian tạm dừng đến trường, học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19, học sinh, phụ huynh cũng như tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều háo hức khi các con được quay lại trường học trực tiếp.

Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho học sinh. Trước mắt, trong tuần học đầu tiên, nhà trường bố trí cho học sinh khối lớp 1, 2 học buổi chiều và khối lớp 3, 4, 5 học buổi sáng.

Mỗi khối lớp, nhà trường tổ chức đón, trả học sinh lệch nhau khoảng 10 phút nhằm hạn chế tập trung đông người. Riêng khối lớp 1, do là ngày đầu tiên được đến trường nên nhà trường phân công 2 giáo viên, trong đó giáo viên chủ nhiệm đứng cầm biển lớp tại khu vực đã được bố trí tại sân trường và một giáo viên hỗ trợ đưa các con vào lớp…

Tương tự, tại Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), toàn bộ 4 cổng trường được mở rộng để đón học sinh. Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi cổng đều bố trí lực lượng cán bộ, nhân viên trực để đo thân nhiệt và hướng dẫn học sinh lên lớp. Khu vực cổng chính được ưu tiên đón các học sinh lớp 1 lần đầu tiên được đến trường.

Tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình), việc đón học sinh trở lại trường học trực tiếp cũng được nhà trường nghiêm túc thực hiện. Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu Trần Thị Tố Trinh cho biết, năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Hoàng Diệu có gần 1.800 học sinh với 70 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Suốt thời gian qua, nhà trường luôn “lên dây cót”, sẵn sàng đón học sinh đến trường. Đến hiện tại, nhà trường đã xây dựng xong thời khóa biểu, kế hoạch dạy học kết hợp ôn tập, củng cố kiến thức cho từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, nhất là học sinh lớp 1; xây dựng kịch bản xử lý các trường hợp F0, F1; lên phương án phân luồng đón học sinh, bố trí giờ sinh hoạt riêng…

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, bên cạnh yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan với dịch bệnh, các trường cần quan tâm nắm bắt diễn biến tâm lý của học sinh để có sự hỗ trợ cần thiết.

Trong những ngày đầu học sinh đi học, các trường dành thời gian ổn định nền nếp học tập; rà soát, kiểm tra kiến thức đã học trực tuyến để có kế hoạch bổ trợ đồng thời với việc dạy bài học mới. Việc thực hiện kế hoạch dạy học cần bảo đảm khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh và tuyệt đối không gây quá tải.

Ngoài ra, nhà trường cũng chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đường truyền nhằm đáp ứng việc dạy học trực tuyến dành cho những học sinh không đến trường học trực tiếp vì các lý do như phụ huynh chưa sẵn sàng cho con học trực tiếp hoặc học sinh gặp vấn đề về sức khỏe, bảo đảm để các em không bị chậm tiến độ chương trình…

“Sau một thời gian dài phải dạy và học trực tuyến, các thầy cô đều rất nhớ và mong được đón học sinh tới trường. Nhà trường sẽ làm hết khả năng của mình, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để dạy dỗ, chăm sóc sức khỏe cho học sinh” - cô giáo Trần Thị Tố Trinh chia sẻ.

Hỗ trợ tâm lý cho học sinh

Việc học trực tuyến trong một thời gian dài có thể khiến học sinh không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định về tâm lý khi trở lại trường. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng, chống dịch, nhiều trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học chi tiết, tăng cường các hoạt động giao lưu, làm quen trong những ngày đầu đến trường, nhất là với học sinh lớp 1, lớp 6 để tránh sự căng thẳng, áp lực đối với học sinh.

Chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) khá lo lắng cho những ngày đầu tiên đến trường của con. Con gái chị học lớp 1, khá nhút nhát nên sự lo lắng càng lớn. Ngay khi nhận thông báo con sẽ đi học trực tiếp, chị đã đưa con đi mua thêm đồ dùng học tập, quần áo, bình đựng nước uống…

“Hai mẹ con tôi vừa mua đồ, vừa trò chuyện. Con khá háo hức và có phần hồi hộp khi nghe tôi kể về những hoạt động sẽ diễn ra ở trường. Tôi cũng tranh thủ căn dặn con chú ý thực hiện những lời cô giáo nói, đặc biệt là việc ăn, ngủ tại trường” - chị Hồng tâm sự.

Chia sẻ với sự lo lắng của các phụ huynh, trong những ngày đầu học sinh trở lại trường, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) đã đề nghị các giáo viên giúp học sinh làm quen, tăng cường các hoạt động tương tác, giao lưu, tạo điều kiện để các học sinh thấy hứng thú khi học trực tiếp. Các giáo viên năng khiếu chuẩn bị các trò chơi tương tác - vận động để nâng cao sức khỏe và tinh thần cho học sinh.

Đưa học sinh trở lại trường an toàn
Các nhà trường thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Ảnh: P.T

Hay tại Trường Tiểu học Nghĩa Tân, nhà trường dành sự ưu tiên đặc biệt cho học sinh lớp 1 bởi đây là khối lớp nhỏ tuổi nhất, lại mới chuyển môi trường học tập nên còn nhiều bỡ ngỡ. Nhà trường đã bố trí mỗi lớp 1 có 2 giáo viên đón học sinh ở cổng. Các học sinh được đeo biển tên ghi tên con và tên lớp. Thẻ của mỗi lớp có màu sắc khác nhau để các cô giáo và học sinh dễ nhận biết khi gặp gỡ. Trong tuần đầu tiên, giáo viên dành thời gian giúp học sinh làm quen với trường và các hoạt động sinh hoạt như giờ ăn, giờ ngủ, vị trí nhà vệ sinh...

Trong khi đó, tại Trường Tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ), Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết cho biết, tất cả các lớp đều dành tiết học đầu tiên để cô và trò làm quen với nhau. Các lớp cũng dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động tập thể, tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho học sinh. Các bài học cũng được thiết kế nhẹ nhàng, vừa giúp học sinh củng cố kiến thức, vừa dần dần giúp các con bắt nhịp với chương trình.

Qua khảo sát, các học sinh chưa đến trường chủ yếu là F0, F1 hoặc đang ở quê, bố mẹ chưa kịp đón về. Nhà trường vẫn duy trì tổ chức cho các em này học trực tuyến vào buổi tối, không để học sinh nào vì bất cứ lý do gì bị gián đoạn việc học./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Tin khác

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động