Đầu tư bất động sản ven sông Hồng: Cẩn trọng mất tiền oan

Sau khi UBND TP Hà Nội công bố Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống, giới chuyên môn đánh giá đây là đòn bẩy cho thị trường bất động sản (BĐS) khu vực này. Nhưng thực tế, việc đầu tư hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro, người dân phải đặc biệt cẩn trọng.
Tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “ăn theo” tuyến đường sắt đô thị

Động lực cho thị trường

Vùng đất bãi bồi ven sông Hồng từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở chạy qua 13 quận, huyện của Thủ đô Hà Nội, diện tích đất bãi, đất ở chiếm trên 7.000ha. Nhưng đến nay, diện tích sử dụng chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và xen kẽ trong những khu dân cư sinh sống từ nhiều đời nay đã tồn tại lượng lớn công trình nhà ở chỉ được xây dựng, lắp ghép tạm bợ. Cùng với đó là tình trạng lấn chiếm, xây dựng, sử dụng đất, diện tích mặt nước... sai quy định gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.

Thị trường BĐS ven sông Hồng vẫn cần thời gian để xây dựng hạ tầng kết nối. Ảnh: Phạm Hùng
Thị trường BĐS ven sông Hồng vẫn cần thời gian để xây dựng hạ tầng kết nối. Ảnh: Phạm Hùng

Đánh giá một cách khách quan, cuộc sống của người dân đã tạo ra một không gian văn hóa, giá trị lịch sử đặc trưng của “văn hóa lúa nước”. Hơn 30 năm qua, các chuyên gia trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu nhiều về quy hoạch xây dựng hai bên sông Hồng. Đến thời điểm hiện tại, đồ án chính thức đã được thông qua. Việc này không chỉ mở ra cơ hội tốt cho quá trình kiến thiết Thủ đô giai đoạn mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực to lớn cho thị trường BĐS dọc hai bên bờ sông Hồng.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, BĐS ven sông được xem là món hàng xa xỉ đối với bất cứ người dân nào. Việt Nam cũng không ngoại trừ, để sở hữu một căn nhà hướng nhìn ra sông hoặc chỉ ở gần sông người mua sẽ phải chi thêm gấp 2 - 3 lần giá tiền so với khu vực xung quanh, thậm chí nhiều vị trí còn có mức cao hơn. Nhưng nhu cầu sở hữu BĐS ven sông vẫn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu của người mua nhà, đặc biệt đối với nhóm người thu nhập cao.

“Nếu quy hoạch được triển khai đúng tiến độ, thị trường BĐS cũng như đời sống người dân khu vực này sẽ ổn định và nhiều cơ hội phát triển, thuận lợi trong quy hoạch xây dựng một TP đa năng trong thời gian tới. Khu vực phía gần sông Hồng sẽ xây dựng những con đường, quảng trường, nhà cửa, phố xá hướng ra sông... từ đó sẽ hút mạnh nhà đầu tư trong và ngoài nước” - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nhìn nhận.

Cẩn trọng rủi ro

Khảo sát của phóng viên Kinh tế & Đô thị, một số địa điểm ven sông Hồng như: Sơn Tây, Tây Hồ, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì... đã trải qua nhiều đợt sốt đất, thời điểm hiện nay, giá BĐS tăng cao hơn nhiều thời điểm cách đây khoảng một năm. Đơn cử, tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), đất ở trong khu dân cư giáp tuyến đường làng rộng chừng 2 - 3m đang rao bán ngưỡng 40 triệu đồng/m2, tăng 25%; khu vực giáp đê sông Hồng, xã Tứ Hiệp (Thanh Trì) rao bán 50 triệu đồng/m2, trong khi cách đây một năm khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2. Tương tự, các xã thuộc phân khu đô thị sông Hồng như Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh… (huyện Đông Anh) mức giá cũng đang nằm ở ngưỡng 30 - 50 triệu đồng/m2, tùy vị trí.

Khi cơn sốt đất ở nhiều tỉnh, TP chưa có dấu hiệu dừng lại từ đầu năm 2022 đến nay, với việc TP Hà Nội chính thức công bố Đồ án quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng, sông Đuống, khiến cho giới đầu cơ BĐS tiếp tục đứng ngồi không yên, cùng với đó là lượng lớn “cò” đất luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào cuộc. Trong vai người đi mua đất, phóng viên tiếp cận với anh Đặng Văn Quang - môi giới BĐS tự do khu vực Đông Anh (số điện thoại: 0856663xxx) dẫn đi xem một số mảnh đất gần bãi bồi ven sông thuộc địa bàn xã Xuân Canh (huyện Đông Anh). Theo anh Quang, đất khu vực này sau khi công bố đồ án quy hoạch đã tăng thêm 10 - 15%.

“Rất nhiều người đầu tư đất ở khắp các địa phương đang đổ về khu vực này, không chỉ đất thổ cư, dự án mà ngay cả đất nông nghiệp, phi nông nghiệp cũng tăng giá mạnh. Tôi vừa chốt bán cho khách một mảnh đất 50m2 với giá 2,2 tỷ đồng, chỉ trong vòng hơn một tuần kiếm lợi được gần 200 triệu đồng” - anh Đặng Văn Quang thông tin.

Mặc dù giá BĐS ở các khu vực ven sông Hồng tăng cao so với thời điểm cách đây 1 - 2 năm, hiện nay cũng được đồn thổi tăng giá mạnh nhưng thực tế khi trao đổi với cơ quan quản lý địa phương sau khi TP Hà Nội công bố Đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá đất ở địa bàn thông qua hồ sơ chuyển nhượng vẫn ổn định, chưa ghi nhận có sự tăng giá mạnh.

“Trước khi đồ án được công bố, đất ở một số khu vực ven sông thuộc địa bàn huyện đã được đẩy lên mức khá cao rồi. Thông qua hồ sơ chuyển nhượng, chúng tôi thấy giá đất vẫn ngang bằng so với thời điểm cuối năm ngoái, đầu năm nay, chưa ghi nhận địa điểm nào tăng giá mạnh như đồn thổi” - Trưởng phòng TN&MT huyện Đông Anh Hoàng Anh Tuấn cho hay.

Ở khía cạnh khác, chuyên gia về quy hoạch đô thị - thạc sĩ Trần Tuấn Anh cho rằng, Đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống đã được phê duyệt nhưng đây mới chỉ phê duyệt tỷ lệ 1/5.000, để đi vào triển khai cần tiếp tục nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết cho từng khu vực để phù hợp với điều kiện thực tế. Cho nên những người đầu cơ nếu nắm thông tin không chính xác thì rủi ro sẽ rất lớn.

“TP vẫn phải tiếp tục nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết các phân khu đô thị, khu vực chức năng công cộng... nếu chẳng may mua đất vào những vị trí này thì khả năng cao lợi nhuận đâu không thấy mà còn mất cả tiền đầu tư, phần bồi thường sẽ không nhiều vì đơn giá đền bù sẽ căn cứ vào bảng khung giá đất do Nhà nước quy định” - ông Trần Tuấn Anh phân tích.

Trên thế giới nói chung, khu vực châu Á nói riêng đã chứng kiến rất nhiều mô hình đô thị ven sông, sau khi quy hoạch xây dựng mang lại động lực phát triển mạnh cho thị trường BĐS như đô thị ven sông Hàn (TP Seoul, Hàn Quốc), đô thị ven sông Hoàng Phố (Thượng Hải, Trung Quốc) hay đô thị ven sông Singapore (Singapore)... Riêng đối với đồ án quy hoạch ven sông Hồng vẫn đang tiếp tục chờ quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng giao thông, kỹ thuật khác nên BĐS vẫn chưa thể sinh lời nhanh. Do vậy đầu tư "lướt sóng", xuống tiền theo thông tin quy hoạch hay cơn sốt sẽ gặp nhiều rủi ro.

Việc đầu tư vào BĐS ven sông Hồng phục vụ nhu cầu thực và dài hạn rất ít, do vậy giá sẽ chỉ tăng một thời gian rồi sẽ nhanh chóng trở về mức cũ. Vì vậy, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước thông tin về quy hoạch, sốt ảo, bởi đã có rất nhiều nhà đầu tư bị nhấn chìm trong các cơn “sốt đất ảo” hay bởi thông tin ăn theo quy hoạch." - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính

Theo Doãn Thành/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/dau-tu-bat-dong-san-ven-song-hong-can-trong-mat-tien-oan.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động