Đại biểu Quốc hội đề xuất cần chuẩn hóa xe đưa đón học sinh để đảm bảo an toàn
Hôm nay (24/11), Quốc hội thảo luận về Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Quốc hội thảo luận về cấm lái xe khi đã uống rượu bia, gắn thiết bị giám sát hành trình |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 24/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xây dựng trên cơ sở tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Dự án được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Làm rõ quy định điều kiện đối với xe đưa đón học sinh
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho biết thời gian qua nhiều tai nạn thương tâm xảy ra liên quan đến xe đưa đón học sinh. Do đó việc dự thảo Luật bổ sung quy định về xe đưa đón học sinh tại Điều 46 là rất nhân văn, thể hiện chủ trương bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị xem xét cơ sơ pháp lý, cơ sở thực tiễn khi quy định về niên hạn xe đưa đón học sinh không quá 15 năm, lý giải vì sao là 15 năm cần đối chiếu với quy chuẩn kĩ thuật về điều kiện xe tham gia giao thông và đối với từng loại xe.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung góp ý dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ |
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cũng cho rằng chưa có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về việc quy định trên xe đưa đón học sinh từ 24 học sinh trở lên thì phải bố trí trên xe phải có 2 người. Đề nghị đánh giá cho phù hợp quy định này. Đại biểu đề xuất nghiên cứu thêm xe đưa đón học sinh cần có màu sắc riêng, hoặc lắp đặt công cụ nhận diện.
Về điều kiện của người lái xe đưa đón học sinh, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đề nghị chuyển quy định này từ dự thảo Luật Đường bộ sang luật này. Đại biểu đề nghị cân nhắc về số năm kinh nghiệm lại xe của người lái xe đưa đón học sinh, cần quy định phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
Góp ý về quy định thời gian lái xe, dự thảo đưa ra cung giời và thời gian nghỉ, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cho rằng đây là quy định tốt. Tuy nhiên quy định thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục đối với tài xế taxi là 5 phút, đại biểu cho rằng không phù hợp. Do đó cần có đánh giá chuyên môn y tế, đánh giá thực tiễn giao thông đường bộ nước ta để có quy định phù hợp. Ngoài ra, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cũng đề nghị rà soát quy định về cứu hộ, cứu nạn phù hợp với phạm vi điều chỉnh của luật, bảo đảm đồng bộ.
Bổ sung quy định trừ điểm giấy phép lái xe
Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất nghiêm trọng, do vậy đại biểu Trần Thị Thu Phước (đoàn tỉnh Kon Tum) đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định tính điểm giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe.
Đại biểu Trần Thị Thu Phước nhấn mạnh, giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ rất quan trọng, không chỉ là phương tiện để Nhà nước, xã hội công nhận về khả năng của một người có đủ năng lực điều kiện thực hiện hành vi điều khiển loại phương tiện giao thông nhất định để tham gia giao thông hay không, mà còn là một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đại biểu Trần Thị Thu Phước đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định tính điểm và trừ điểm giấy phép lái xe. |
Tuy nhiên, thời gian qua tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến rất phức tạp, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây thiệt hại to lớn về người và tài sản liên tiếp xảy ra, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Tình trạng này một phần nguyên nhân chính là do ý thức của người điều khiển giao thông chưa cao; về mặt pháp lý đối với hành vi vi phạm hành chính chỉ mang tính chất nhất thời chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm.
Trước hình này, đại biểu Trần Thị Thu Phước kiến nghị với Quốc hội và ban soạn thảo bổ sung quy định về tính điểm giấy phép lái xe; xem xét sử dụng việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước. Đây là biện pháp đánh trực tiếp vào ý thức của người điều khiển phương tiện đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng tùy vào hành vi vi phạm mà lái xe sẽ bị trừ số điểm nhất định. Vi phạm nhiều lần thì lái xe sẽ bị trừ nhiều lần, trừ đến khi bị tước giấy phép lái xe và buộc phải học lại. Từ đó người điều khiển phương tiện buộc phải tự ý thức về số điểm trên giấy phép của mình, hạn chế tối đa khả năng vi phạm để bị trừ điểm.
Về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đối với học sinh, đại biểu đề nghị Quốc hội giao cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về trách nhiệm của các ngành các cơ quan liên quan trong đảm bảo an toàn giao thông đối với học sinh. Đó cũng chính là giải pháp bảo đảm căn cơ, bền vững và lâu dài giảm tình trạng tai nạn giao thông.
Quan tâm đến việc hiện đại hóa của lực lượng Cảnh sát giao thông, đại biểu đề nghị cần thể chế vào Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định rõ việc ưu tiên nguồn lực đầu tư hiện đại hóa các lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung và lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho yêu cầu thực hiện nhiệm vụ này.
Tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Đặng Bích Ngọc ( Đoàn tỉnh Hòa Bình) nhấn mạnh, dự thảo Luật đã được chuẩn bị công phu, tuy nhiên nhiều quy định bộc lộ rõ hạn chế, bất cập, không đáp ứng yêu cầu công tác quản lý trong lĩnh vực này. Việc tách nội dung của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai luật là hết sức cần thiết.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc tham gia thảo luận tại hội trường |
Góp ý vào các hành vi bị cấm tại Điều 8, đại biểu Đặng Bích Ngọc quan tâm đến khoản 1, Điều 8 quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Đại biểu cho rằng, thời gian qua, Bộ Công an đã rất quyết liệt trong chỉ đạo tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. Điều này góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội, phòng ngừa nguy cơ tai nạn, hạn chế rất lớn những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen “đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Do đó, đại biểu bày tỏ thống nhất theo quy định của dự thảo Luật.
Về quyền của xe ưu tiên tại Điều 26, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị bổ sung nội dung: Xe Viện kiểm sát nhân dân đi làm nhiệm vụ khẩn cấp thuộc đối tượng xe ưu tiên vào dự án Luật để đảm bảo phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, đảm bảo tính đồng bộ thực hiện trong thi hành pháp luật, nhất là các đạo luật về tư pháp. Do đó, đại biểu đề nghị đưa thêm đối tượng xe ưu tiên vào Điều 26.
Trước thực trạng hiện nay học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về an toàn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị dự thảo Luật tiếp tục rà soát, xem xét các quy định liên quan để làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện, giải quyết được những vấn đề đặt ra hiện nay
Cùng tham gia ý kiến quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn tỉnh Khánh Hòa) cho rằng, thời gian qua, diễn biến an toàn trật tự giao thông có nhiều vấn đề phức tạp mới phát sinh, có diễn biến phức tạp, trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa quy định cụ thể, sát với thực tiễn để người tham gia giao thông tự giác, chưa quy định đầy đủ, cụ thể về biện pháp duy trì trật tự an toàn giao thông.
Đại biểu tham dự kỳ họp |
Mặt khác, nhiều yếu tố khác về giao thông đường bộ cần được quy định đầy đủ, cụ thể, để tạo hành lang pháp lý quan trọng về đầu tư, xây dựng phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng và vận tải đường bộ. Vì vậy, việc ban hành riêng biệt Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là cần thiết.
Về các hành vi bị nghiêm cấm trong dự án luật, theo đại biểu Lê Hữu Trí, việc quy định nghiêm cấm tuyệt đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, Chính phủ đã có ý kiến giải trình hợp lý. Theo đó, quy định này nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông, hạn chế thấp nhất các tai nạn giao thông quan trọng.
Trên thực tế, việc xử lý quyết liệt vi phạm liên quan đến nồng độ cồn có tác dụng tích cực nhất định về thay đổi ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên đại biểu cho rằng, quy định này cũng có phần chưa phù hợp dưới góc độ văn hóa, tập quán sinh hoạt của người Việt Nam, cũng như góc độ sinh học… Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng quy định này trên cơ sở đảm bảo yêu cầu thực tiễn, các căn cứ khoa học, đảm bảo tính khả thi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34