Cố Tổng bí thư Trường Chinh và chuyên bây giờ mới kể

LĐTĐ -Đến căn nhà số 3, phố Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội nhân dịp Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 25 năm ngày mất cố Tổng Bí thư Trường Chinh (30/9/1988-30/9/2013), gặp thế hệ thứ ba từng sống và gắn bó với ông lúc sinh thời ở chính nơi đã ghi dấu cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông, nhiều câu chuyện “bây giờ mới kể” của họ khiến tôi thực sự xúc động.

Vì thế, tôi muốn không tiếp cận chân dung cố Tổng Bí thư như một lãnh tụ cách mạng, nhà chính trị lỗi lạc hay một nhà văn hóa lớn của đất nước như thường thấy. Tôi sẽ mang đến cho độc giả một góc nhìn khác về những sự thật được cất giấu bấy lâu nay trong ngóc ngách ký ức những người cháu gần gũi nhất của ông. Với góc nhìn này, tôi muốn gọi cố Tổng Bí thư Trường Chinh đơn giản chỉ bằng danh xưng “ông” gần gũi.

Tư cách người Cộng sản

Trường Chinh, tổng bí thư
Ông Trường Chinh và cháu nội Đặng Xuân Phương ngày bé. Ảnh do gia đình cung cấp

Cánh cổng sắt bạc màu mở ra cả không gian im ắng và lặng lẽ. Ngôi nhà hầu như không thay đổi gì trong hơn nửa thế kỷ gia đình ông chuyển về đây. Vẫn chiếc ghế đá, sân gạch rêu mốc, cái chuồng gà xây áp tường gần lối cổng ra vào, giàn sắt trước sân - nơi sinh thời ông dùng để treo các giò hoa phong lan và sau nhà, căn nhà hầm tránh bom vẫn còn đó như một chứng tích về một thời kháng chiến hào hùng của dân tộc.

Hầu hết các kỷ vật trong phòng làm việc của ông đều còn nguyên vẹn, từ chiếc bút mực, sổ ghi chép từ những năm 1960, ba tủ chứa đầy sách luật - Nhà nước, văn học nghệ thuật, sách nước ngoài... cho đến những tấm danh thiếp in bốn chữ giản dị “Trường Chinh, Hà Nội.” Cũng chính tại căn phòng này, nhiều nghị quyết, văn kiện Đảng và các quyết định trọng đại của lịch sử dân tộc đã ra đời.

Trong ký ức của người thân, ông Trường Chinh là người có lối sống giản dị. Hàng ngày, ông đều dậy lúc 6 giờ sáng, trong lúc làm vệ sinh cá nhân ông hay ngâm nga một hai câu đồng dao về con trẻ, rồi tranh thủ vừa tập thể dục vừa nghe bản tin nhanh thế giới, tin tham khảo đặc biệt, tin bình luận, tin trong nước đọc qua băng catsette do phóng viên Thông tấn xã Việt Nam chuyển đến.

Tiến sỹ Đặng Xuân Phương - người cháu nội được coi là khá gần gũi, vẫn nhớ bữa sáng của ông thường là chiếc bánh mỳ nhỏ với sữa hoặc trứng gà ốp lết từ đàn gà nhà nuôi. Món ăn chính ưa thích của ông là thịt rim hay thịt băm và rau muống luộc với cà... Hồi đó, nhiều bà con, cơ sở cách mạng những dịp đến thăm và được ông mời dùng cơm tại nhà đều rất ngạc nhiên vì đời sống quá đỗi giản dị của gia đình một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Mỗi buổi tối, ông thường dành khoảng 30 phút sau bữa ăn để lắng nghe và trò chuyện với các con (con trai Việt Bích, Việt Bắc, con gái nuôi Bích Ngọc) và các cháu nội. Điều đặc biệt là trong phòng ngủ của ông luôn có một chiếc giường nhỏ đặt cạnh giường hai ông bà dành cho một cháu nhỏ nhất nhà nằm cùng, bi bô mỗi tối và sáng khi ông thức dậy.

“Tôi và em gái Thu Thủy, mỗi người đều được nằm ngủ cạnh giường ông bà nội vài ba năm. Lâu lâu, khi có anh, chị em họ sống ở xa về Hà Nội đến chơi thăm ông bà, chiếc giường lại được nhường lại cho những người cháu khác vài hôm,” tiến sỹ Phương kể.

Ông cũng thường nói với con cháu phải biết quan tâm tới những người giúp việc xung quanh. Lệ nhà, cứ chiều 30 Tết, ông đều mời các cán bộ giúp việc của mình (trợ lý, thư ký, bác sĩ, cần vụ, bảo vệ, lái xe…) đến nhà ăn bữa cơm Tất niên cùng toàn thể gia đình. Không những thế, biết có anh cảnh vệ đứng gác đêm giữa giá rét mà không có áo ấm, ông liền bảo người nhà tìm chiếc áo khoác cũ còn tốt của ông để họ dùng.

Đặc biệt, ông rất tâm lý và tình cảm với vợ (bà Nguyễn Thị Minh), người đã hy sinh cả cuộc đời để chăm lo cho ông và gia đình, giúp ông hoàn thành trọng trách trước Đảng, trước dân. Với các con dâu, rể, ông luôn quan tâm, không bao giờ xét nét và luôn dặn dò các con công tác tốt và giữ gìn sức khỏe.

Trường Chinh, tổng bí thư
Cố TBT Trường Chinh nghiên cứu dự thảo văn kiện Đại hội VI của Đảng tại nhà. Ảnh do gia đình cung cấp

“Mẹ tôi kể rằng, lần có thai đầu tiên, bà được ông bà nội đích thân đưa xuống tận Hải Phòng cắt thuốc Bắc,” tiến sỹ Phương nói.

Khi các cháu đến tuổi đi học, những câu chuyện của ông thường là về truyền thống văn hóa lịch sử, kể về các nhân vật “ghi danh sử sách” như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Vua Quang Trung,...; hay đơn giản chỉ là dẫn các cháu đến những khu di tích, đi xem triển lãm tranh và giáo dục chúng bằng những câu chuyện thực. Ông còn kể rất nhiều chuyện về Bác Hồ với tất cả niềm kính yêu.

Có một lời dạy của ông trong chuyến thăm Liên Xô vào năm 1982 với vợ chồng con trai thứ Đặng Việt Bích (bố mẹ của Đặng Xuân Phương và Đặng Thuy Thủy) mà đến giờ các thế hệ trong gia đình vẫn nhắc nhở nhau, đại ý rằng: “Ba chẳng có gì để lại cho các con ngoài tư cách người Cộng sản. Ba chỉ có cuộc đời cách mạng và một lý lịch trong sáng để lại cho các con.”

Giản dị trong nếp sống bao nhiêu thì trong công việc, ông lại là người vô cùng nguyên tắc và giữ đúng kỷ cương bấy nhiêu, nên vào thời điểm nhà nước tiến hành đổi tiền năm 1985, dù chính ông là người phải ký phê duyệt nhưng hoàn toàn bí mật với người nhà đến tận lúc Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam công bố tin này.

Sau sự việc, được hỏi vì sao người trong nhà không được hay biết gì thì ông nói với các con: “Đấy là bí mật quốc gia không thể nói. Ba mà nói là có tội với nhân dân.”

Cũng vì sống quá nguyên tắc như vậy nên mặc dù rất tôn kính ông nhưng tiến sỹ Xuân Phương cũng phải thú thật, không phải người con, cháu nào cũng đủ sức bền để nối bước nghiệp ông.

Và những “áp lực” từ “bóng cả”

Trở lại quãng thời gian ba mươi, bốn mươi năm trước, thời điểm mỗi cá nhân đều phải gạt bỏ đi cái tôi cá nhân để sống vì lý tưởng chung, vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thì chính tại căn nhà cũng là nơi làm việc của nhà lãnh đạo Trường Chinh, những người thân có may mắn được sống cùng ông đã phải chất chứa nhiều tâm tư mà đến giờ họ mới cởi mở phần nào.

Lớn lên, muốn tìm hiểu những ngày đầu về làm dâu của mẹ mình, Đặng Xuân Phương cho biết, anh đã từng hỏi mẹ (tiến sỹ Hồ Thị Mỹ Duệ, nguyên con dâu thứ cố Tổng Bí thư Trường Chinh): “Mẹ hẳn là đã rất hạnh phúc, mãn nguyện khi bước chân về làm dâu ‘nhà quan,’ được sống sung túc nơi nhà cao cửa rộng?”

Trường Chinh, tổng bí thư

Căn phòng làm việc của ông Trường Chinh lúc sinh thời. Ảnh: ChiLê/Vietnam+

Câu trả lời của mẹ khiến Xuân Phương xúc động: “Ngoài tình cảm quan tâm, yêu thương ấm áp của ông bà nội, có một sự thật rằng hồi ấy mẹ đã luôn cảm thấy ‘áp lực’ và nhiều lúc còn là sự ‘khổ sở.”

Bởi, căn nhà nhưng cũng là nơi làm việc đó luôn được bảo vệ nghiêm ngặt với hàng chục cảnh vệ đứng gác quanh và thậm chí cả ở trong nhà để bảo vệ an ninh, an toàn cả ngày cho Tổng Bí thư Trường Chinh lúc bấy giờ.

Vậy mới có cảnh, “mỗi sáng thức dậy, cả bố mẹ con cái bước ra cửa phòng đã phải khoác lên mình một diện mạo chỉn chu, quần áo, tác phong chỉnh tề, hoàn hảo,” chị Đặng Thu Thủy nhớ lại. Để giữ gìn hình ảnh, an ninh, nền nếp gia đình các con cháu đều phải tự kiềm chế tiếp xúc rộng rãi ngoài xã hội, nên không có cái gọi là tự do cá nhân hay bạn bè riêng...

Chính vì vậy, những phụ nữ trẻ trong nhà như con dâu hay con gái nuôi ông Trường Chinh - những cô gái hồn nhiên mới tốt nghiệp đại học và bước vào đời, cũng luôn canh cánh nỗi lo mình làm có đúng không, nói có đúng không...

Chị Thủy chia sẻ: “Ngày ấy, mọi người trong nhà tôi đã sống mà không dám bước qua ranh giới bản thân, với những ước muốn, thèm khát cá nhân. Tất cả phải xếp sau những chuẩn mực của gia đình một nhà lãnh đạo đất nước.”

Bởi vậy, là “con ông cháu cha” nhưng người nhà ông Trường Chinh luôn phải chịu áp lực “tròn vai,” cố gắng sống “không tỳ vết,” mọi lời ăn tiếng nói, quan điểm cũng phải thật tròn trịa để không bị đánh giá, quy chụp.

Không chỉ những người con mà đến cả thế hệ sau, như người cháu nội Đặng Xuân Phương ngay từ nhỏ đã tự ý thức được rằng: “Sống ở đây, mọi người con, người cháu đều phải thực hiện nhiệm vụ chính trị.”

Xuân Phương tự nhận mình có tuổi thơ giống “con chim nhỏ trong chiếc lồng.” Anh còn nhớ lắm, ngày bé, sống trong căn nhà lớn nhưng tách biệt với thế giới bên ngoài, những món quà vặt quen với chúng bạn như bánh rán, ômai... lại là thứ anh chỉ dám đứng nhìn từ xa, thèm thuồng.

“Ông tôi giống như cây cổ thụ của dòng họ Đặng. Cây cổ thụ tỏa bóng mát che chở những ‘cây con’ nhưng đôi khi cũng làm chúng bị ‘cớm nắng’,” tiến sỹ Phương nói.

Cũng vì thế, trong số những con cháu của gia đình ấy nhiều người đã cố “bung” khỏi “bóng cây” để ra với khoảng không tự do, đón nhiều nắng và gió. Chỉ còn lại Đặng Xuân Phương ở lại, trông coi hương hỏa nơi mà ông nội anh đã từng gắn bó cả cuộc đời, cả sự nghiệp cách mạng...

Và bao năm qua, anh luôn ấp ủ tâm nguyện căn nhà số 3 ở phố Nguyễn Cảnh Chân có thể trở thành nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, để lưu giữ những hiện vật lịch sử về một lãnh tụ cách mạng, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn của dân tộc cho thế hệ mai sau.

Nguồn Vietnam+

Nên xem

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Chung kết FA Cup: Đánh bại Man City, Quỷ đỏ đăng quang

Chung kết FA Cup: Đánh bại Man City, Quỷ đỏ đăng quang

(LĐTĐ) Phòng ngự chắc chắn và tận dụng tốt sai lầm của đối thủ, Man Utd khiến tất cả bất ngờ khi thắng kình địch Man City 2-1 để giành Cup FA, qua đó đoạt vé dự Europa League.
Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa

Xây dựng các làng nghề nông thôn thành không gian văn hóa

(LĐTĐ) Kết luận 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xây dựng các khu vực nông thôn với các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí đô thị, xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp. Làng nghề đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân các địa phương.
“Chọn mặt gửi vàng” khi mua nhà trả góp

“Chọn mặt gửi vàng” khi mua nhà trả góp

(LĐTĐ) Mua nhà trả góp là một phương án tài chính hợp lý với phần đông người dân, nhưng không phải ai cũng biết cách tính toán an toàn khi lựa chọn hình thức này.
TRỰC TUYẾN: Thủ tướng Chính phủ dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”

TRỰC TUYẾN: Thủ tướng Chính phủ dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”

(LĐTĐ) Sáng nay (26/5), tại Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn và phát biểu, truyền thông điệp về nâng cao năng suất lao động đối với người lao động cũng như doanh nghiệp cả nước.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Hà Nội: Thành lập 19 đoàn kiểm tra các điểm thi vào lớp 10

Hà Nội: Thành lập 19 đoàn kiểm tra các điểm thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã thành lập 19 đoàn kiểm tra cơ sở vật chất các điểm thi. Thời gian kiểm tra các điểm thi kéo dài từ nay đến ngày 3/6.

Tin khác

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trải qua 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Kể từ khi ra đời đến nay (tính từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tháng 2/1848), chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại, vận động và phát triển và vẫn là thế giới quan khoa học, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực sự "mở" cơ chế, tạo động lực để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại với những cơ chế đặc thù mang tính đột phá.
Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế, đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, tại Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.
Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

(LĐTĐ) Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số giá trị thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp...
Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

(LĐTĐ) Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.
Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trong đó, một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc bổ sung dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ trong dự án Luật.
Huy động thầy thuốc giỏi cứu chữa cho người bệnh trong vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

Huy động thầy thuốc giỏi cứu chữa cho người bệnh trong vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

(LĐTĐ) Chiều 24/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 855/KCB-QLCL&CĐT gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải về việc cấp cứu, điều trị cho người bệnh sau vụ hỏa hoạn tại phố Trung Kính (Cầu Giấy - Hà Nội).
Ba Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ trả lời chất vấn

Ba Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ trả lời chất vấn

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, từ ngày 4/6 - 6/6, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 4 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực: Tài nguyên và môi trường; công thương; kiểm toán; văn hóa, thể thao và du lịch.
Đại biểu đề nghị nhà cho thuê ít nhất phải đảm bảo được lối thoát hiểm

Đại biểu đề nghị nhà cho thuê ít nhất phải đảm bảo được lối thoát hiểm

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, phải yêu cầu người cho thuê nhà ít nhất phải đảm bảo được lối thoát hiểm, để khi có sự cố xảy ra thì người trong nhà sẽ nhanh chóng thoát hiểm được.
Xem thêm
Phiên bản di động