Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp
Ba Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ trả lời chất vấn Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch |
Quyết sách đúng đắn, kịp thời
Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn tỉnh Thanh Hoá) cho rằng việc ban hành và triển khai Nghị quyết 43 là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội. Với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã hỗ trợ cho công tác phòng, chống kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết 43 là nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đã đến được với người dân và doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Đến nay có trên 2000 km đường cao tốc đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, được cử tri và Nhân dân đồng tình, phấn khởi.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn tỉnh Thanh Hoá). (Ảnh: Quốc hội) |
Tuy nhiên, theo đại biểu, quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 43 còn một số tồn tại, hạn chế. Chủ yếu là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt; các văn bản hướng dẫn, phân bổ vốn, trình tự, thủ tục giải ngân còn phức tạp; việc áp dụng cơ chế đặc thù có việc còn vướng mắc và không ít cán bộ có tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm...
Đại biểu Mai Văn Hải cũng đề xuất đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét cho phép tiếp tục kéo dài thêm chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng, vì thực tế giám sát cho thấy chính sách này được doanh nghiệp đánh giá rất cao, vừa kích thích tiêu dùng, vừa kích thích sản xuất, phát triển.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) đánh giá, gói hỗ trợ lãi suất 2% không thực hiện được do không khả thi, trong khi đó gói giảm thuế VAT phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc giảm VAT cũng gặp vấn đề khi phân loại hàng nào là 8% và loại hàng nào là 10%, nếu được làm lại có lẽ gọi VAT nên giảm đồng loạt xuống 8% sẽ tốt hơn.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị). (Ảnh: Quốc hội) |
“Phải nói rằng, điều hành của Chính phủ rất linh hoạt. Chính phủ đã chủ động đưa ra thêm các giải pháp khác để ứng phó với tình hình, giảm thuế xăng, dầu là giải pháp vô cùng thiết thực khi giá nhiên liệu toàn cầu tăng lại giúp cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra thuận lợi hơn”, đại biểu nói.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng phân tích, chính sách kinh tế vĩ mô có đặc điểm quan trọng là phải chọn đúng thời điểm, một chính sách có thể đúng vào tháng 1, nhưng chưa chắc đã đúng vào tháng 3 khi diễn biến lạm phát tăng trưởng đã khác.
Do đó, nếu trong tương lai chúng ta có các chương trình gói hỗ trợ kinh tế vĩ mô, phải cân nhắc rất kỹ về yếu tố thời điểm. Nghị quyết 43 cho thời hạn thực hiện 2 năm, trong thời gian đó thì rất nhiều thứ đã khác, khủng hoảng kinh tế do Covid-19 rất khác với các khủng hoảng khác.
“Nếu gặp tình huống cần chính sách hỗ trợ, việc đầu tiên cần nghĩ đến là giảm thuế, thậm chí có thể cân nhắc việc giảm thuế mức lớn hơn và cần tập trung vào một số ngành rất cụ thể”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh.
Xem xét chính sách thuế thu nhập cá nhân
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2024-2025 có vai trò quan trọng để hoàn thành việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, đại biểu kiến nghị cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số giá trị thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng). (Ảnh: Quốc hội) |
“Trên thực tế, việc giảm thuế và phí diễn ra 2 năm qua, nhưng tổng thu ngân sách vẫn hầu như không ảnh hưởng. Tôi đánh giá rất cao việc Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến Luật Thuế giá trị gia tăng tại kỳ họp thứ 7 lần này, đồng thời kiến nghị, xem xét chính sách thuế thu nhập cá nhân để kích thích thị trường tiêu dùng, xem xét mức giảm trừ gia cảnh”, lời đại biểu.
Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Lâm Đồng kiến nghị xem xét điều chỉnh các khoản đầu tư cho nhà ở xã hội sang hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà ở xã hội bằng nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp và hỗ trợ xây nhà cho thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, xem xét mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cũng kiến nghị Quốc hội xem xét kéo dài thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì mở rộng việc làm và chương trình cho vay để mua nhà, thuê mua nhà theo chính sách về nhà ở xã hội.
Theo đại biểu, nhu cầu thực tế của người dân đối với chính sách còn rất lớn, việc kéo dài thực hiện chính sách sẽ tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch, ổn định đời sống và phục hồi phát triển kinh doanh.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn thành phố Hà Nội). (Ảnh: Quốc hội) |
Cơ chế chỉ định thầu chỉ nên áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, bên cạnh nhìn nhận những kết quả đạt được khi thực thi Nghị quyết 43, việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho chặng đường tiếp theo là hết sức cần thiết.
Về đề xuất của Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn giải ngân các dự án thuộc chương trình phục hồi đến hết 2025, đại biểu nêu rõ, trong số 272 dự án thuộc chương trình, có đến 107 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50% và nếu như không cho phép kéo dài thì sẽ dẫn đến dở dang, lãng phí.
Tuy nhiên, đối với một số dự án có hiệu quả giải ngân thấp và chưa thực hiện nghiêm các quy định liên quan thì có thể hủy dự toán, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan quan.
Về các cơ chế đặc thù, đại biểu cho rằng, nhiều chính sách cũng phát huy tác dụng tốt, có thể nhân rộng để áp dụng rộng rãi.
“Tuy nhiên, riêng với cơ chế chỉ định thầu, tôi cho rằng chỉ nên áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh để đảm bảo tính kịp thời. Còn trong bối cảnh bình thường thì cần áp dụng quy định chung của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch, không cho phép lợi dụng pháp luật”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50