Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trong đó, một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc bổ sung dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ trong dự án Luật.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, giải quyết kiến nghị của cử tri Ba Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ trả lời chất vấn

Quản lý để xây dựng xã hội an toàn

Phát biểu thảo luận, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, khách nước ngoài đến Việt Nam đều cảm thấy rất an toàn, có thể đi bất cứ đâu, ngày hay đêm. Tuy nhiên, thực tế có nơi hình thành các băng nhóm đe dọa lẫn nhau bằng cách sử dụng dao hoặc công cụ chưa quản lý được. Theo các báo cáo, những vụ đâm chém nhau chủ yếu bằng dao có tỷ lệ rất lớn, chủ yếu là dùng dao nhưng xử lý rất khó.

“Có ý kiến cho rằng, dao sử dụng phục vụ cho đời sống dân sinh là đúng và bình thường. Tuy nhiên, có trường hợp, đi hàng chục người có dao, mã tấu để trong cốp xe thì không thể nói là đi phục vụ cho sản xuất được. Đây là những hành vi phải nghiêm cấm, kể cả lưu giữ cũng không được. Vấn đề này cần có cách thức quản lý để xây dựng xã hội an toàn, mọi người dân không bị đe dọa bởi bất cứ áp lực hay sức mạnh nào”, Chủ tịch nước khẳng định.

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ
Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu thảo luận tại phiên họp tổ.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức, có hiện tượng tiêu cực, nhức nhối là một bộ phận thanh thiếu niên tụ thành băng nhóm sử dụng các loại hung khí nguy hiểm như các loại dao (mà dự Luật đang đề xuất là dao có tính sát thương cao) và các loại vũ khí tương tự (dao hàn thêm tuýp sắt, dụng cụ đi rừng, chọc dừa, giáo, mác, lê…) làm thành vũ khí có tính sát thương cao, đâm chém nhau.

Nếu chúng ta không xây dựng pháp luật tốt nhằm ngăn chặn, phòng ngừa thì hàng ngày, hàng giờ có thể xảy ra các trường hợp đau lòng là những nạn nhân bị chịu hậu quả bởi một bộ phận thanh, thiếu niên trên. Thực trạng ấy đặt ra yêu cầu cấp thiết là làm sao ngăn chặn được các đối tượng này.

Theo ông Đức, trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng cho biết cần nghiên cứu thêm để cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tính toán xây dựng khái niệm chuẩn nhất, theo hướng bao quát được các loại vũ khí gây nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, không để các đối tượng phạm tội lợi dụng kẽ hở pháp luật để lách luật, thực hiện hành vi gây án.

Cần cân nhắc kỹ...

Dẫn số liệu báo cáo của Bộ Công an, đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, tội phạm sử dụng các loại dao và phương tiện có khả năng gây sát thương tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ rất cao.

Quá trình điều tra các vụ án này, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì Luật hiện hành không quy định dao, phương tiện tương tự dao là vũ khí.

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.

Vì vậy, ông Thành cho rằng, cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ để kịp thời ngăn chặn hành vi nguy hiểm của đối tượng ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc định hướng hành vi của đối tượng.

Tuy nhiên, đại biểu Lưu Văn Đức (Đoàn tỉnh Đắk Lắk) phân tích, đối với loại vũ khí thô sơ như kiếm, giáo, mác, lưỡi lê… được trang bị cho lực lượng vũ trang để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh là vũ khí thô sơ thì phù hợp; còn đối với dao và các công cụ khác cũng có thể được trang bị cho lực lượng vũ trang nhưng chỉ để sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày thì không nên quy định là vũ khí.

Trường hợp sử dụng dao vào mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì chỉ nên gọi dao và các công cụ khác là hung khí gây án, không gọi là vũ khí thô sơ.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc để quy định cho phù hợp. Theo đại biểu, trong mỗi gia đình hầu như đều có các loại dao dùng để sinh hoạt hàng ngày nhưng khi có mâu thuẫn xảy ra, bất cứ loại dao nào cũng có thể gây sát thương và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người.

Mặt khác, nếu coi dao là vũ khí thô sơ thì hầu hết các gia định phải khai báo với cơ quan Công an, nếu không sẽ vi phạm vào tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí. Hơn nữa, đại biểu băn khoăn, ngoài dao còn có kéo (nhất là kéo cắt sắt), búa cũng là loại công cụ gây sát thương có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người thì có được coi là vũ khí thô sơ như quy định với dao không?...

Phương Thảo

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội và cả nước vừa trải qua những giờ phút cuối cùng tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ. Trong giờ phút cuối cùng ấy, nhân dân tập trung đứng dọc trên các tuyến đường mà đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư đi qua, kính cẩn nghiêng mình, chào vĩnh biệt Người với biết bao nghẹn ngào, xúc động.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng.
Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/7, hàng vạn người dân đã đến thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để viếng và tham dự Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Hoạt động trên nhằm hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), qua đó hỗ trợ cho thân nhân của liệt sĩ tìm được danh tính của con em và người thân mình.
Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhiều người dân tại thành phố Nha Trang đến chùa để tham dự Lễ tưởng niệm, tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.
Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

(LĐTĐ) Ngày 25/7 Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến lần 1 về “Phát triển ngành dịch vụ tại TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 25/7, tại Nghệ An, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, khối xóm xúc động khi xem trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong dòng người đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội) sáng 25/7, có những mái tóc bạc trắng đến đưa tiễn người bạn học - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tình cảm tiếc thương vô hạn. Họ là đồng môn lớp Văn khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, niên khóa 1963 - 1967, nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học.
Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

(LĐTĐ) Theo Ban Tổ chức Lễ tang, sau 18h hôm nay (25/7), sẽ tạo điều kiện sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động