Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại
Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển Đảm bảo tính “ưu tiên” để Thủ đô phát triển xứng tầm Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện |
Cần có cơ chế vượt trội để Thủ đô phát triển bứt phá. (Ảnh minh hoạ) |
Sau 10 năm thi hành, các quy định của Luật Thủ đô đã giúp thành phố Hà Nội thiết lập các công cụ pháp lý tương đối đồng bộ cho việc xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô, tạo sự chuyển động tích cực trên nhiều lĩnh vực. Các cơ chế đặc thù quy định trong luật đã giúp thành phố huy động được nguồn lực, tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung. Kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá. Nhiều dự án, công trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải được ưu tiên đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao năng lực mạng lưới hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.
Tuy nhiên, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập trong thực hiện một số mục tiêu, giải pháp ở các lĩnh vực như: Quy hoạch; quản lý, sử dụng đất; thúc đẩy đầu tư, phát triển; bảo tồn và phát triển văn hóa; phát triển giáo dục, khoa học-công nghệ, bảo vệ môi trường,...
Ngoài các nguyên nhân khách quan, Luật Thủ đô còn mang tính nguyên tắc, có tính mục tiêu, định hướng, mà chưa có những quy định cụ thể để áp dụng trực tiếp khi xử lý các vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực quản lý, phát triển Thủ đô. Chưa có những quy định mang tính đặc thù, đột phá đúng với vị trí, vai trò của Thủ đô, nhằm tạo thể chế thuận lợi xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.
Bên cạnh đó, một số nội dung của Luật Thủ đô chậm ban hành văn bản quy định chi tiết để kịp thời thực hiện thống nhất, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thi hành luật. Ðiều này làm cho một số quy định của luật chậm đi vào cuộc sống; dẫn đến việc đầu tư dự án phát triển đô thị dàn trải, không theo quy hoạch và kế hoạch.
Ðể có thể giải quyết các yêu cầu thực tiễn và trên cơ sở tổng kết thực hiện Luật Thủ đô năm 2012, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo năm quan điểm: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Ðảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Ðảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật; bám sát chín nhóm chính sách trong Ðề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua. Ðồng thời, với việc phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền thành phố.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương, 53 điều, nội dung bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước.
Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vào đúng thời điểm Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thảo luận vào ngày 28/5 sắp tới. Nếu được thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Cùng với Nghị quyết số 15, Kết luận số 80 của Bộ Chính trị chắc chắn tạo ra cơ chế mở, với nhiều chính sách đặc thù hơn để Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, vươn tầm khu vực và thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42