Chữa “căn bệnh” ùn tắc, cần có “thuốc đặc trị”
Vẫn là “căn bệnh” mãn tính
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Hơn bất kỳ đâu, vai trò của giao thông đặc biệt quan trọng với Hà Nội. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng song ùn tắc giao thông vẫn là câu chuyện nan giải mà Hà Nội phải đối mặt. Theo tìm hiểu, nhiều trục giao thông có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn đã và đang đối mặt với tình trạng ùn tắc, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.
Ùn tắc giao thông vẫn là câu chuyện nan giải. |
Cụ thể, để thi công hạng mục xây dựng bổ sung 2 đơn nguyên cầu vượt thép tại nút giao thông Mai Dịch, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tổ chức phân luồng giao thông theo hình thức đảo xuyến trung tâm kết hợp đèn tín hiệu tại nút giao Mai Dịch (quận Cầu Giấy). Tuy nhiên, do hàng rào được dựng và chiếm hơn nửa lòng đường, suốt những ngày gần đây, khu vực này đã ùn ứ kéo dài. Vào khung giờ cao điểm, người dân phải chật vật nhích từng mét qua nút giao này. Tình trạng ùn tắc cũng có dấu hiệu xuất hiện ở đường trên cao Vành đai 3 và đường dưới thấp Phạm Hùng hướng về nút giao Mai Dịch.
Bên cạnh việc dựng “lô cốt” làm hạn chế năng lực lưu thông của đường, ùn tắc giao thông còn có nguyên nhân chủ quan từ ý thức người điều khiển phương tiện. Dễ thấy, tại cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương dù có biển cấm xe máy vào các khung giờ 6h - 9h và 16h - 19h30, tuy nhiên, các phương tiện vẫn lũ lượt kéo lên cầu vượt. Phương tiện cố di chuyển lên trên cầu, khiến tình hình giao thông tại đây vào khung giờ cao điểm trở nên phức tạp. Đáng nói, tại đây, khi vừa xuống cầu, hàng loạt xe máy tiếp tục di chuyển vào làn đường dành riêng cho BRT (đường cho xe buýt nhanh), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Thực tế, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố là không thể tránh khỏi và diễn biến ngày càng phức tạp. Nguyên nhân được Sở Giao thông vận tải Hà Nội chỉ ra là do dân số của Thành phố đang tập trung quá cao. Hà Nội hiện có trên 8,4 triệu người, cùng đó số lượng phương tiện giao thông đường bộ tính đến nay khoảng trên 7,9 triệu phương tiện các loại (có khoảng 1,1 triệu xe ô tô và 6,6 triệu xe máy; 0,2 triệu xe máy điện). Mặt khác, tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện giai đoạn 2019 - 2022 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.
Mật độ dân số đông, số lượng phương tiện xe cá nhân cao, tuy nhiên tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông tính trên diện tích đất xây dựng đô thị lại “khiêm tốn”. Qua tính toán, hiện tỷ lệ này mới đạt được 10,35% (chỉ tăng được khoảng từ 0,26-0,3%/năm); diện tích đất giành cho giao thông tĩnh mới được dưới 1%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt được khoảng 18,5%.
Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan khiến giao thông ùn tắc còn phải kể đến như: Ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ khép kín theo quy hoạch; các công trình thi công gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường; tuyến đường có nhiều giao cắt với các ngõ, đường ngang gây xung đột giao thông dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông…
Tăng cường thêm giải pháp
Dù có những diễn biến phức tạp, tuy nhiên theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội “bức tranh” giao thông Hà Nội vẫn có những gam màu sáng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm đơn vị này xử lý được 5/37 điểm đen ùn tắc gồm: Nút giao Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo, Đại La - Trần Đại Nghĩa, Ngã Tư Vọng, nút giao Sa Đôi - đường 70 và nút Ngã Tư Sở - Láng.
Đồng thời, để giải quyết ùn tắc giao thông, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã và đang tập trung vào những nhóm giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch; tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường Vành đai, ưu tiên triển khai Vành đai 4; các tuyến trục chính hướng tâm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 6; trục Tây Thăng Long các tuyến đường có tính kết nối, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực, đây là giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.
Lực lượng chức năng phân luồng, giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Đinh Luyện |
Song song với công tác hoàn thiện quy hoạch, nhiệm vụ duy tu, bảo trì hư hỏng hạ tầng giao thông, Hà Nội cũng tổ chức giao thông khoa học, hợp lý phát huy tối đa năng lực hệ thống giao thông hiện có như điều chỉnh chu kỳ đèn tại nút giao, xén mở rộng tối đa mặt đường, tạo các nhánh rẽ phải liên tục giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút… Cũng được xem là giải pháp thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả thiết thực, nhanh chóng.
Cùng đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nồng độ cồn, ma túy; các phương tiện cố tình đi ngược chiều, vượt đèn đỏ...; các vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách, vận tải hàng hóa không đảm bảo an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông…
Quanh câu chuyện về ùn tắc giao thông, nhiều ý kiến cho rằng, ùn tắc ở góc độ nào đó cũng cho thấy, công tác quản lý giao thông và quy hoạch đô thị chưa tốt. Minh chứng cho điều này có thể thấy ngay tại khu vực quận Hà Đông. Theo đó, Hà Đông có tốc độ phát triển tương đối mạnh, hiện đã xây dựng nhiều khu đô thị mới. Một lượng lớn người hàng ngày, buổi sáng từ các khu đô thị này đi vào trung tâm Thành phố và buổi chiều lại đi từ trung tâm Thành phố về nhà đã tạo nên dòng giao thông “con lắc” trên 2 tuyến đường Nguyễn Trãi và Tố Hữu - Lê Văn Lương. Nếu nhẩm tính đơn giản, riêng cư dân khu đô thị đã nhồi nhét gần chục vạn người… số lượng này đều đổ ra đường thì áp lực giao thông và ùn tắc là hiển nhiên.
Giáo sư, Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa - Giảng viên Đại học Giao thông vận tải cho biết, hiện có 5 vấn đề lớn của đô thị hiện đại cần phải quan tâm là: Nhà ở, việc làm, giao thông đô thị, môi trường và nước sạch. Ở Hà Nội, tình trạng ách tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân của tình trạng cũng được Giáo sư, Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa chỉ ra là do hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông.
Ở góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông Bùi Danh Liên - Chuyên gia giao thông cho rằng, giảm ùn tắc và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân không chỉ là trách nhiệm riêng của Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Nói cách khác, để làm và giải quyết “bài toán” này cần toàn xã hội vào cuộc. Trước mắt, Hà Nội và các đơn vị liên quan cần tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hình thành một cách hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung. Cùng đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết
Giao thông 17/12/2024 11:36