Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại mà còn là người sáng lập và chỉ đạo báo chí cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, theo dòng chảy của cách mạng, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Báo chí luôn đồng hành với sự phát triển của Thủ đô Góp phần phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam Luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

Suốt cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn “một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính điều này đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, tìm ánh sáng soi đường cho dân tộc trên con tầu Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin vào ngày 5/6/1911 với đôi bàn tay và câu nói đã đi vào huyền thoại: “Đây, tiền đây. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để sống, để đi và để quay về cứu đồng bào mình”.

Người phát hiện ra con đường giải phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện được khi gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất đại diện tổ chức này lãnh đạo. Người đã lựa chọn báo chí làm vũ khí đấu tranh cho hoạt động cách mạng, xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, giải phóng con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
Bác Hồ - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu

Người làm báo ngay trong hoạt động thực tiễn và đấu tranh cách mạng. Từ khi giác ngộ Chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920), Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo cách mạng La Paria (Người cùng khổ) - cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, là tờ báo đầu tiên do Người sáng lập. Mục đích của La Paria là tố cáo tội ác xâm lược của bọn thực dân đế quốc, thức tỉnh người lao động ở các thuộc địa hướng tới giác ngộ, tập hợp lực lượng giải phóng dân tộc.

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp đã viết trong lời giới thiệu cuốn sách “Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chính Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc” do giáo sư Đỗ Quang Hưng và tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan sưu tầm, biên soạn: “Hơn 90 năm đã trôi qua kể từ khi Bác Hồ viết bài báo đầu tiên, báo chí Việt Nam hôm nay đã phát triển mạnh mẽ cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức, tính chuyên nghiệp và đội ngũ những người làm báo, đủ các loại hình: Báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử, cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhà báo là những chiến sĩ cách mạng và cây bút trang giấy chính là những vũ khí đấu tranh sắc bén. “Bài báo là tờ hịch cách mạng”, người làm báo phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình trên mặt trận tư tưởng văn hóa. “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.

Giáo sư Đỗ Quang Hưng trong bài “Nguyễn Ái Quốc – Người khơi nguồn một dòng báo, một sự nghiệp” đã cho rằng, báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc lập ra ở Quảng Châu (Trung Quốc) - số đầu ra ngày 21/6/1925 - là mở đầu cho cả một dòng báo chí cách mạng của nước Việt Nam mới.

Kể từ khi tờ báo độc đáo này xuất hiện đã thu hút ngay sự chú ý của giới mật thám thực dân, của những nhà nghiên cứu của Quốc tế Cộng sản, và tất nhiên của đông đảo bạn đọc là các nhà cách mạng trẻ tuổi thuộc thế hệ đầu tiên do chính người sáng lập tờ báo là Bác Hồ tổ chức và rèn luyện, đông đảo những người lao động nghèo khổ đang mơ giấc mơ giải phóng bất chấp sự đe dọa của thực dân pháp đối với việc truyền tay nhau đọc mỗi số Thanh Niên mà có thể phải chịu 3-5 năm tù.

Cũng giống như cuốn “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, những trang báo Thanh niên ngay từ những số đầu đã là cuốn sách gối đầu giường của những người yêu nước và cách mạng, chứa đựng biết bao nhiệt huyết của những người đi khai sơn phá thạch cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, cho sự ra đời của nước Việt Nam mới.

Tờ báo có 4 trang, in theo lỗi viết bút sắt trên giấy sáp, gợi cho bất cứ ai thấy được tận mắt cái gì đó rất Hồ Chí Minh. Đành rằng, sau Bác Hồ còn đồng chí Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu giúp sức biên tập bài vở, nhưng rõ ràng Người vẫn đảm trách dường như tất cả từ bài viết đến việc in báo.

Có lẽ Bác Hồ trong những ngày đầu tiên ấy, không những thấm nhuần sâu sắc luận đề của Lênin về báo chí cách mạng, mà Bác còn hiểu rõ những đặc tính của một dân tộc trong nông dân, giai cấp công nhân mới ra đời còn quá non trẻ và người dân chưa hiểu “Chủ nghĩa xã hội” là gì để xác định cho Thanh niên một phong trào làm báo cách mạng Việt Nam.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của con chữ, bài dài nhất, có khi đăng tải thành 2-3 kỳ cũng chỉ dưới 1.000 chữ, phổ biến 300-500 chữ, cá biệt có bài chỉ có 3 câu, Nguyễn Ái Quốc vẫn truyền tải được những nội dung to lớn của dân tộc và thời đại. Chỉ một ví dụ về một xưởng đóng giầy, Bác đã cắt nghĩa khái niệm kinh tế học nào là “giá trị thặng dư” của Mác, với hai mẩu chuyện khác, Bác có thể giải thích khái niệm “Chuyên chính vô sản” và “Nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang” của Lênin.

“Như vậy, việc hình thành và phát triển dòng báo chí cách mạng tự do nó đã là một thành tựu quan trọng trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của Đảng ta trước Cách mạng tháng Tám, theo những nguyên tắc xây dựng và hoạt động mà tờ báo đầu tiên của Bác Hồ đã đặt nền móng.

Dù khi được xuất bản công khai hợp pháp (duy nhất trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 - 1939) hay khi tồn tại trong thế giới bí mật bất hợp pháp (là chủ yếu), các báo cách mạng đã thực hiện một cách xuất sắc quan điểm báo chí của Lênin, báo chí cách mạng không những là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể”, giáo sư Đỗ Quang Hưng viết.

Trong bài “Ngọn bút Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và vấn đề giải phóng dân tộc”, ông cũng khẳng định, là lãnh tụ của cách mạng, của Đảng, bản thân Nguyễn Ái Quốc là một cây bút báo chí lớn. Vì thế, ảnh hưởng của Người, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, đã góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển dòng báo chí cách mạng, di sản quan trọng bậc nhất trong những di sản văn hóa cách mạng của Đảng ta trước khi cầm quyền.

Đã có nhiều người tổng kết rằng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sử dụng tới 40, 50 bút danh, với hàng nghìn bài báo, ngoài Việt Nam là ở hàng chục nước trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc cũng học được nghề làm báo từ rất sớm trước khi trở thành nhà Cách mạng chuyên nghiệp. Chính sự lăn lộn của Người trên mặt trận báo chí cách mạng ở nhiều châu lục, tính cách cá nhân, hơn tất cả là việc hướng đến sử dụng vũ khí báo chí cách mạng, đã tạo nên phong cách báo chí độc đáo của Người./.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

(LĐTĐ) Công chức, viên chức rất mừng khi Bộ Nội vụ loan tin từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở lên khoảng 30% (từ mức 1,8 triệu đồng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để việc tăng lương tiến tới hiện thực hóa được mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu” đi kèm đó phải có những điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế.
Xứng đáng báo chí cách mạng

Xứng đáng báo chí cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 21/6, giới báo chí cả nước long trọng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Học Bác cho bút sắc, lòng trong

Học Bác cho bút sắc, lòng trong

(LĐTĐ) Tại thời khắc đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), những người làm báo Việt Nam thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và cũng là Người đặt nền móng cho sự nghiệp vẻ vang báo chí nước nhà.
Tư duy mới, đột phá mới

Tư duy mới, đột phá mới

(LĐTĐ) Điều không thể phủ nhận, nếu ai đi xa đất nước hoặc Thủ đô Hà Nội, giờ có dịp quay về đều không khỏi ngỡ ngàng vì sự “thay da đổi thịt ”, tất cả đều có chung nhận định: Thay đổi khó tin. Nhưng bên cạnh niềm vui thì vẫn còn đó những trăn trở.
Cần giải pháp chống thất thu thuế kinh doanh online

Cần giải pháp chống thất thu thuế kinh doanh online

(LĐTĐ) Sự bùng nổ của công nghệ số, mạng xã hội, đồng nghĩa với việc kinh doanh online (gồm tổ chức, cá nhân) lên ngôi. Thế nhưng, có những cá nhân, doanh thu từ kinh doanh online lên cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng/tháng, nhưng lại “không hiểu” về nghĩa vụ đóng thuế hoặc cố tình trốn nộp thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động