Chênh vênh xóm “nhà chồ”

(LĐTĐ) Giữa nhịp sống hiện đại, hối hả, vẫn còn xóm “nhà chồ” với vài chục căn nhà dựng tạm bợ nằm lọt thỏm giữa lòng phố biển Nha Trang, tách biệt hẳn với cuộc sống đô thị...
Người phụ nữ làm đẹp xóm làng

Muộn phiền với gió mưa

Vào những ngày tháng 5, men theo những con hẻm ngoằn nghèo, chúng tôi tìm đến xóm “nhà chồ” thuộc tổ dân phố Tây Hải 1, Tây Hải 2 tại phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Ít ai có thể hình dung được, giữa lòng thành phố biển vẫn còn tồn tại một khu dân cư với hàng chục căn nhà được dựng bằng cọc gỗ, tạm bợ nằm chông chênh bên bờ biển Nha Trang thơ mộng.

Chênh vênh xóm “nhà chồ”
Toàn cảnh xóm “nhà chồ”. Ảnh: Hương Thảo

Theo những bậc cao niên, cái tên xóm “nhà chồ” bắt nguồn từ việc người dân xây những ngôi nhà dựng trên cọc, vật liệu phế thải ngay giáp mép sóng biển, vì thế người ta gọi đây là xóm “nhà chồ”. Nơi này được hình thành từ rất lâu, có gia đình đã sinh sống qua 3-4 thế hệ.

Ngày ấy, khu vực này hải sản rất nhiều, người dân kéo nhau về dựng nhà, cùng bám biển mưu sinh. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, xóm “nhà chồ” hiện nay có hơn 70 hộ dân nhưng vẫn không có sự đổi thay là mấy.

Trong kí ức của người dân xóm “nhà chồ”, không bao giờ quên những tháng ngày phải sống trong cảnh “chạy sóng” mỗi khi biển gầm gừ. Câu chuyện về người đàn bà gần 60 tuổi Hồ Thị Lượm như minh chứng cho sự khó khăn chung của những phận đời đang sinh sống tại đây.

Ghé đến căn nhà nhỏ với diện tích vỏn vẹn chỉ 30m2 - nơi sinh sống của 5 thành viên gia đình bà Lượm. Gọi là nhà cho thuận miệng chứ đây chỉ là những phên tre, cọc gỗ ghép lại với nhau rồi quây thêm bao tải xung quanh. Chúng tôi cảm nhận được sự “run rẩy” của căn nhà mỗi khi gió thổi mạnh qua.

Mỉm cười với chúng tôi, bà Lượm nói: “Có lần bão kéo về nước tràn lên bờ khiến cả xóm bị ngập, mọi người phải kéo nhau đi lánh nạn. Còn khi gió lớn làm nhà cửa rung rinh là chuyện thường ngày. Cô đừng sợ, tôi mới gia cố thêm cọc gỗ chống lực nên không sao đâu”.

Đưa mắt nhìn xa xăm, bà Lượm cho biết, hầu hết người dân ở xóm “nhà chồ” gắn với nhiều cái không: Không đất sản xuất, không nghề nghiệp ổn định, có nhiều trường hợp không giấy tờ tùy thân, dẫn đến những đứa trẻ sinh ra không được làm giấy khai sinh, không được đến trường.

Ở góc phòng, em Văn Khang (cháu trai bà Lượm, học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên) vội vàng đem chiếc bàn nhỏ xếp trong góc nhà ra, tranh thủ hoàn thành bài tập trước khi đến lớp. Trong kí ức của Khang, không ít lần đám trẻ ở đây phải theo gia đình chạy trốn bão lũ, quay trở về nhà khi bão tan, điều đầu tiên chúng tìm đến là lật mở những trang vở nhòe mực đã ướt sũng, xuýt xoa tiếc bộ sách vừa được cha mẹ mua cho năm học mới.

Không những thế, chỉ vì cuộc sống khác biệt đã khiến những đứa trẻ như Khang không có nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm bạn bè. Chúng thường chơi với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương đồng như mình. Sau những giờ học, những đứa trẻ trong “nhà chồ” bắt đầu cởi trần ra tắm trên biển, mặc xung quanh nhiều rác thải.

Đối với Khang, ở trên căn nhà tạm bợ này khiến việc sinh hoạt hằng ngày của em như ăn, nằm ngủ đều không thoải mái, tự nhiên. Rồi Khang lại mơ ước sẽ có một căn nhà trên bờ, không cần quá rộng nhưng có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh và những căn phòng riêng thật thơm, thật đẹp cho người thân của em.

Chỉ tay về phía xa, nơi có những ngôi nhà khang trang, sáng sủa lấp lánh ánh đèn, Kháng nói: “Con muốn được lên bờ để có cơ hội tìm cho mình một tương lai mới, một con đường tươi sáng hơn để có thể kiếm nhiều tiền chăm sóc cho gia đình…”.

Cách đó không xa, căn nhà ọp ẹp của gia đình ông Nguyễn Văn Long (60 tuổi) cũng đang oằn mình trước những cơn gió thổi mạnh. Khi được hỏi về mong muốn của mình, ông Long cười xoà nói: "Nhà xuống cấp hết rồi, giờ không dám tu bổ, sửa chữa, vì sợ khi được lên khu tái định cư thì không còn tiền để di dời. Chúng tôi mong muốn được sớm tạo điều kiện tái định cư và hỗ trợ người dân tiếp tục đi biển hoặc bố trí công việc phù hợp để ổn định cuộc sống”.

Chờ một cuộc di dời

Đưa câu chuyện của xóm “nhà chồ” tới gặp ông Trần Quang Thịnh - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, chúng tôi nhận được nhiều chia sẻ từ ông: “Việc giải tỏa, tái định cư cho người dân khu vực này thuộc giai đoạn 2 của dự án bờ kè Tây Hải. Hiện tại dự án đã kết thúc giai đoạn 1, khi giai đoạn 2 được triển khai thì mới có phương án về việc giải tỏa cho các hộ dân”.

Chúng tôi tạm biệt xóm “nhà chồ” khi hoàng hôn dần buông xuống trên biển. Dưới cảnh trời chiều, chúng tôi vẫn thấy những ánh mắt đang khát khao niềm hy vọng được lên bờ định cư với một mái ấm gia đình đầy ắp những tiếng cười. Và cuộc sống của những người dân nơi đây vẫn cứ thế, ngày qua ngày lặp lại. Mùa mưa bão sẽ còn tiếp diễn. Nhà là nơi trở về, là bến đỗ bình yên trước mọi bão dông. Nhưng người ở xóm “nhà chồ” vẫn bồn chồn, phập phồng lo lắng ngay cả khi hít thở dưới mái nhà mình.

Chênh vênh xóm “nhà chồ”
Gia đình bà Lượm sinh hoạt trong căn nhà ẩm thấp, nhếch nhác.

Họ không có sự lựa chọn nào khác, dù cho ai cũng từng ấp ủ những giấc mộng đổi đời. Với những con người này, việc di dời đến nơi ổn định hơn chưa biết đến khi nào mới thực hiện. Bởi, tất cả vẫn đang còn là… kế hoạch. Điều họ trăn trở nhất, chính là sẽ làm gì để sống nếu dời vào đất liền.

Với họ, nghề “câu cơm” duy nhất hiện nay càng vất vả, khó khăn hơn vì nguồn lợi thủy sản ở biển ngày càng cạn kiệt. Cuộc sống vốn đã thiếu thốn nay lại càng cơ cực hơn. Họ thầm nghĩ cứ ở mãi dưới sông nước có lẽ vẫn nghèo mãi thôi mà nếu có được “lên bờ” chẳng biết có khá hơn được không. Suốt đời gắn với sông nước, sống nhờ sông nước, họ hiểu rõ từng đợt sóng, biết nơi nào có cá gì, mùa nào có tôm, mực, mùa nào biển động…

Thiết nghĩ, chính quyền cần tham khảo tâm tư nguyện vọng của người dân, quan tâm sâu sát hơn đặc điểm của cộng đồng nơi đây, làm nhịp cầu vững chắc đề xuất với tỉnh các mô hình sinh kế hay, để có phương án di dời, tái định cư, tạo công ăn việc làm phù hợp nhất cho những mảnh đời này.

Mặt khác, chính quyền địa phương có thể đẩy mạnh trong việc hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho người dân di cư. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng biện pháp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn… để họ có thêm nghề nghiệp mới , thu nhập ổn định hơn nhằm đảm bảo cuộc sống tại nơi ở mới, khép lại một cuộc sống tăm tối, vô định.

Tương lai của những người dân ở xóm “nhà chồ” sẽ ra sao? không ai dám thẳng thắn trả lời, chính quyền địa phương hiện đang cố gắng hết sức mình tìm giải pháp, nhưng xem chừng còn lắm gian nan. Để di dời người dân xóm “nhà chồ”, vẫn là câu chuyện rất dài. Nhưng, cần phải chuẩn bị một cách đầy đủ nhất, để chuyến di dời thực sự là một cuộc đổi đời. Người dân ở đây có quyền mơ về cuộc sống khác - một tương lai rộng mở, tốt đẹp hơn.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro

C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro

(LĐTĐ) Là cầu thủ xuất hiện ở nhiều kỳ Euro nhất, ra sân nhiều trận đấu nhất, ra sân nhiều trận nhất với tư cách đội trưởng, giành nhiều chiến thắng nhất, ghi nhiều bàn thắng nhất, ghi bàn trong nhiều trận nhất, ghi bàn ở nhiều kỳ Euro nhất, kiến tạo nhiều cơ hội nhất. Với những thành tích trên, siêu sao người Bồ Đào Nha - C.Ronaldo đã lập kỷ lục vĩ đại trong lịch sử Euro.
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 60/CĐ-TTg về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động

(LĐTĐ) 6 tháng đầu, với tinh thần trách nhiệm cao, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tập trung chỉ đạo hoạt động của các cấp Công đoàn trong quận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trong đó LĐLĐ quận đặc biệt chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

Công đoàn đồng hành xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp

(LĐTĐ) Khi tổ chức Công đoàn các cấp tham gia tích cực vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động Công đoàn. Việc xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp đã và đang được nhiều Công đoàn cơ sở triển khai với các hoạt động tích cực.
Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

Thiết thực bảo về quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tích cực phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, trong đó, đặc biệt quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Đa dạng hoạt động chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); truyền thông tư vấn khám sức khỏe cho 1.000 CNVCLĐ; hội thi nữ CNVCLĐ tài năng, duyên dáng…
Quận Thanh Xuân: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính

Quận Thanh Xuân: Nỗ lực giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Nhiều tổ chức, công dân bày tỏ sự hài lòng, đánh giá cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của quận Thanh Xuân và các phường trên địa bàn quận.

Tin khác

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Cà phê đêm muộn

Cà phê đêm muộn

(LĐTĐ) Trong đêm khuya tĩnh lặng, ánh đèn đường mờ ảo hắt vào ô cửa sổ nhỏ của một quán cà phê ấm cúng, cô gái ngồi đó, với ly cà phê đen trên tay, nghiền ngẫm về cuộc đời và cuộc sống. Cô gái ấy - một người phụ nữ trưởng thành, tự lập và tự chủ, biết rằng hạnh phúc không chỉ đến từ những điều lớn lao mà từ cả những khoảng trống lặng lẽ.
Cảm ơn nghề đã đưa tôi đến Trường Sa

Cảm ơn nghề đã đưa tôi đến Trường Sa

(LĐTĐ) Cuộc đời người làm báo luôn gắn liền với những chuyến đi. Tuy nhiên, có một chuyến đi khiến tôi không bao giờ quên đó là chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa của Tổ quốc thân yêu.
Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú

Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú

(LĐTĐ) Ở xa toà soạn, gắn bó với địa phương nơi thường trú, dù có những thiệt thòi, thiếu thốn nhưng anh em phóng viên thường trú luôn nỗ lực làm tốt công việc của mình, đóng góp cho toà soạn, cho địa phương.
Lý do ngày 21/6 là ngày dài nhất trong năm 2024

Lý do ngày 21/6 là ngày dài nhất trong năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 21/6/2024 được coi là "ngày dài nhất trong năm" ở Bắc Bán Cầu, hay còn gọi là ngày hạ chí. Đây là thời điểm mà Trái đất đạt độ nghiêng tối đa về phía Mặt trời, tạo ra lượng ánh sáng lớn nhất trong ngày. Như vậy, ngày này không chỉ đặc biệt về độ dài mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thiên văn học.
Chuyện về những sơn nữ ngậm buồn sau tiếng ru con

Chuyện về những sơn nữ ngậm buồn sau tiếng ru con

(LĐTĐ) Bỏ lại sau lưng tiếng nô đùa vô tư, hồn nhiên và cả một tương lai tươi sáng, trên những sườn núi thuộc xã Sơn Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà, không hiếm gặp những “bông hoa rừng” mới chớm nở ở độ tuổi 15, 16 tuổi đã vội lấy chồng. Vòng tròn luật tục ấy khiến không ít câu chuyện bi hài xảy ra và để lại nhiều vấn nạn cho xã hội.
Dựa vào chính mình

Dựa vào chính mình

(LĐTĐ) Cuộc đời mỗi người là những chương sách đầy biến đổi, có những chương viết bởi niềm vui hân hoan, nhưng cũng có những đoạn u tối với đầy thử thách và khó khăn. Bất kể điều gì xảy ra, chỉ bằng cách dựa vào chính mình, bạn mới thực sự có thể viết lên một đời huy hoàng và hạnh phúc.
Chiếc bánh chưng

Chiếc bánh chưng

(LĐTĐ) Tối nay, trời vừa trút một trận mưa giải nhiệt. Tôi ra ban công ngắm cảnh công viên trước nhà. Phố phường vừa tắm gội mát mẻ. Cây cối hả hê, lòng người cũng giãn ra nhẹ nhõm, không còn bí bách như mọi khi.
Những người giữ an toàn bãi biển

Những người giữ an toàn bãi biển

(LĐTĐ) Những năm qua, phố biển Cửa Lò luôn khẳng định thương hiệu: An toàn, thân thiện, mến khách. An toàn được đặt lên đầu tiên và trong nỗ lực khẳng định thương hiệu đó có sự góp sức quan trọng của lực lượng đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển, đó là lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
Thơm ngát mùa hoa sen

Thơm ngát mùa hoa sen

(LĐTĐ) Giữa cái nắng oi ả mùa hè tại Hà Nội, cơn mưa rào làm dịu mát không gian và lan tỏa hương thơm ngát của hoa sen. Mùa hoa sen mang lại cảm giác thanh bình, nhắc nhở con người sống chân thành, giản dị và tận hưởng những khoảnh khắc hiện tại.
Xem thêm
Phiên bản di động