Cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán
Gói bánh chưng xanh ấm tình ngày Tết Tăng cường phòng, chống “giặc lửa” dịp Tết Nhân lên niềm vui cho người lao động huyện Thạch Thất từ “Tết sum vầy - Xuân bình an” |
Trong dịp Tết Nguyên đán 2022 sắp tới, các thực phẩm có sức tiêu thụ tăng nhiều lần ngày bình thường như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát... có thể làm giả, làm nhái rất nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Đây cũng là thời điểm bánh mứt kẹo “3 không” (không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng) “tung hoành” nhiều nhất trên thị trường...
Khảo sát tại một số cửa hàng bánh kẹo tại một số khu chợ trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ… nhiều loại bánh kẹo đủ màu sắc sặc sỡ, bày bán trong đầy các túi nilon hay các khay giỏ nhựa nhưng không có bất cứ thông tin gì về nguồn gốc xuất xứ. Có cửa hàng bánh kẹo thì trên một số nhãn mác của các gói bánh kẹo có in chữ nước ngoài. Dù khẳng định hàng nhập khẩu chính ngạch nhưng hầu như trên các sản phẩm lại không hề có tem, nhãn phụ tiếng Việt. Mỗi cửa hàng lại giới thiệu nguồn gốc một kiểu dù cùng mẫu mã.
Thị trường sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, thực phẩm sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. |
Hầu hết các loại bánh kẹo này đều được bán theo dạng cân, mỗi cân có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy loại. Ngoài các loại bánh kẹo thì các loại khô gà, khô bò, tôm khô... đã được bày bán rất nhiều, thậm chí tràn cả lối đi. Đơn cử, tại chợ Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) các gian hàng cũng bày biện đầy các loại bánh kẹo, mứt... Một số chủ sạp ở đây còn mời gọi mua các sản phẩm bánh mứt ngày Tết “tự tay nhà làm”.
Không chỉ ở các chợ, thị trường thực phẩm phục vụ ngày Tết trên mạng xã hội những ngày gần đây cũng rất sôi động với muôn vàn mặt hàng hấp dẫn và phần lớn được giới thiệu làm bằng phương pháp thủ công, tại nhà. Mặc dù chỉ là hình ảnh chụp lại nhưng việc mua bán vẫn nhộn nhịp, lượng tương tác nhiều.
Đơn cử như mứt dừa đang được bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 240.000-350.000 đồng/kg; ô mai mơ, mận, quất dẻo giá 280.000-300.000 đồng/kg; chuối sấy 190.000 đồng/kg; mứt sen 220.000 đồng/kg; mứt gừng 150.000 đồng/kg… Ngoài bánh mứt kẹo, các loại thực phẩm đặc sản vùng miền cũng bắt đầu nhận đơn hàng Tết. Trong đó, bò khô giá từ 700.000-1,1 triệu đồng/kg, trâu khô 1 triệu đồng/kg, khô gà 360.000-380.000 đồng/kg, lạp sườn giá từ 450-480.000 đồng/kg…
Điểm chung của các sản phẩm này đều được giới thiệu hàng thủ công “nhà làm” hoặc lấy mối quen uy tín, nguyên liệu tươi, không chất phụ gia, không phẩm màu độc hại. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm không hề có nhãn mác, không đăng ký chất lượng sản phẩm, không địa chỉ liên hệ, không hạn sử dụng… nhưng vẫn được chào bán nhộn nhịp.
Trên thực tế, khách hàng mua online chủ yếu mua bằng niềm tin, qua lượng tương tác lớn hoặc lời giới thiệu của bạn bè, người thân, chứ chưa có cơ quan nào kiểm định chất lượng. Vì vậy, không ít khách hàng tỏ ra thất vọng khi mua phải hàng không như quảng cáo. Chị Nguyễn Thị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Ngay từ rằm tháng Chạp, tôi đã đặt một ít sản phẩm bánh, mứt được quảng cáo "nhà làm" trên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi nhận về tay, tôi cảm thấy chất lượng cũng không được như quảng cáo. Hơn nữa, tôi không biết hạn sử dụng những sản phẩm này như thế nào nên cũng có chút không an tâm".
Nhiều loại bánh kẹo đủ màu sắc sặc sỡ, bày bán trong đầy các túi nilon hay các khay giỏ nhựa nhưng không có bất cứ thông tin gì về nguồn gốc xuất xứ. |
Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội nói chung, cả nước nói riêng, lực lượng chức năng liên tục thu giữ những lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc. Mặc dù biết là có hại cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng các đối tượng vẫn cố ý buôn lậu mặt hàng này vì lợi nhuận cao. Nguy hiểm hơn, trong số hàng hóa đó có cả mặt hàng bánh kẹo dành cho trẻ nhỏ.
Có thể thấy vấn đề an toàn thực phẩm dịp cuối năm vô cùng quan trọng, nếu không được chú trọng thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm cho biết, hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất quy mô lớn hoặc các doanh nghiệp đều có ý thức gìn giữ thương hiệu, chất lượng sản phẩm nên ý thức chấp hành các quy định an toàn thực phẩm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, đáng lo nhất hiện nay là thực phẩm chế biến ở quy mô xưởng sản xuất gia đình, người dân tự chế biến để bán như nhiều sản phẩm mứt, cá kho, giò chả… bán khắp cả nước thông qua mạng xã hội. Người chế biến sản phẩm không được tập huấn về kiến thức, nơi chế biến khó đảm bảo những quy chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm.
“Một số thực phẩm, bánh kẹo tự làm hoặc không có nhãn mác, không có bao bì thường được sản xuất bởi những cơ sở hộ gia đình, hoạt động kinh doanh nhưng không khai báo, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Đặc biệt, không đăng ký về đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm thực phẩm tự chế biến là mối nguy ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng. Trên thực tế, những cơ sở này không được quản lý, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan địa phương”, ông Thịnh chia sẻ.
Do vậy, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, chuyên gia cho rằng, việc quan trọng nhất là phải chọn mua được thực phẩm an toàn. Người dân cần tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn thông tin nhà phân phối, nhất là đối với bánh kẹo nhập khẩu. Hãy tìm mua từ những thương hiệu uy tín từ cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.
Với các loại rau, quả tươi phải giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không giập nát, không có mùi lạ. Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.
Theo khuyến cáo của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), để thực hiện hiệu quả việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết và lễ hội mùa Xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa cho mình và người thân bằng cách từ bỏ thói quen sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ở các cơ sở không bảo đảm an toàn. Ngày Tết không nên mua thực phẩm quá nhiều để lưu trữ lâu; bảo quản thực phẩm phải đúng cách. Khi thực phẩm đưa từ tủ lạnh ra chế biến phải được nấu chín kỹ trước khi ăn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05