Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa

(LĐTĐ) Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%); Vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); Vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá Đại biểu Quốc hội đề nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm cụ thể hóa định hướng “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa”, phấn đấu hoàn thành một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII đã đặt ra: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”. Do đó, việc đầu tư xây dựng chương trình là rất cần thiết.

Chương trình có 7 mục tiêu tổng quát: (1) Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; (2) Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân; (3) Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; (4) Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa; (5) Xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; (6) Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo; (7) Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết theo đúng nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa năm 2021 về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để phát triển văn hóa trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình.

Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%); Vốn ngân sách địa phương: khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); Vốn huy động hợp pháp khác: dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, tổng số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay trong giai đoạn 2021-2025 là 192.586 tỷ đồng. So sánh, đối chiếu các nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu của ba Chương trình mục tiêu quốc gia này với 10 nhóm nội dung thành phần của Chương trình, Chính phủ đề xuất tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương của chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 là 77.000 tỷ đồng (trong đó 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 27.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp).

Báo cáo thẩm tra đề xuất chủ trương đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình như Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình của Chính phủ.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo thẩm tra.

Việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Liên quan dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình, về tổng mức đầu tư, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ về tổng mức đầu tư và cho rằng việc Chính phủ thống nhất đề xuất bố trí nguồn lực lớn để thực hiện Chương trình đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.

Ông Nguyễn Đắc Vinh cũng cho biết, có ý kiến cho rằng tổng số vốn dự kiến dành cho Chương trình là khá lớn, cao hơn so với các Chương trình mục tiêu quốc gia đã và đang thực hiện. Đề nghị Chính phủ làm rõ căn cứ để xác định tổng mức vốn của Chương trình.

Về nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cơ bản nhất trí mức bố trí vốn ngân sách trung ương cho Chương trình; Hội đồng thẩm định quốc gia xác nhận đây là mức có thể chấp nhận được, nằm trong khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển, theo quy định của Luật Đầu tư công, do chưa đến thời điểm để dự toán nguồn lực cho Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 nên chưa có cơ sở để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho Chương trình. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ lưỡng căn cứ đề xuất tổng mức vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình, căn cứ phân bổ vốn hằng năm, tính toán kỹ lưỡng về khả năng thực hiện, giải ngân Chương trình để bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cơ bản nhất trí và đề nghị Chính phủ cân đối nguồn lực, bố trí đầy đủ trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 có đối tượng, phạm vi rộng với nhiều nội dung khó, có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng Chương trình. Do đó, Chương trình cần được nghiên cứu, đánh giá toàn diện; chuẩn bị Hồ sơ bảo đảm chất lượng, đồng thời, bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội cho ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại 2 kỳ họp, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/6, 4.104 thí sinh của quận Bắc Từ Liêm có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục dự thi, tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Để hỗ trợ tốt nhất cho các thí sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận đã phối hợp với lực lượng chức năng và Đoàn Thanh niên kiểm tra cơ sở vật chất, phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn tại các điểm thi...
Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hà Nội: Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) 14h chiều nay (26/6), cùng với thí sinh cả nước, thí sinh Hà Nội đã có mặt tại 196 điểm thi để làm thủ tục dự thi, đính chính thông tin sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi. Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, mọi công tác đã được các đơn vị triển khai chủ động, chu đáo, toàn diện, sẵn sàng để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 an toàn, nghiêm túc và thành công.
Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 26/6, với 453/461 Đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.
Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ Cầu Giấy, Ban Chấp hành LĐLĐ quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận 6 tháng đầu năm 2024 với những nội dung hiệu quả, thiết thực.

Tin khác

Bảng lương y, bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

Bảng lương y, bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

(LĐTĐ) Nếu mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7 tới, thì lương các y, bác sĩ đang làm việc trong các cơ sở y tế công lập đạt hơn 18 triệu đồng/tháng.
Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/6, với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Thủ tướng đề nghị Nghệ An và các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ dự án 500kV mạch 3

Thủ tướng đề nghị Nghệ An và các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ dự án 500kV mạch 3

(LĐTĐ) Sáng 23/6, tại UBND tỉnh Nghệ An, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia và lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh về tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3.
“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

(LĐTĐ) Nghề báo chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những phóng viên trẻ khi mới chập chững bước chân vào nghề bởi nếu không thật sự nỗ lực, cố gắng, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức của nghề.
Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa là đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Từ ngày 12 - 16/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, ngõ 612 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen với nhiều hoạt động đặc sắc.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố” của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, ngày 19/6, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

(LĐTĐ) Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII có 165 tác phẩm vào Chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải. Lễ trao Giải được tổ chức tối ngày 21/6, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội: Vẫn còn tâm lý sính bằng cấp trong một bộ phận người dân

Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội: Vẫn còn tâm lý sính bằng cấp trong một bộ phận người dân

(LĐTĐ) Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội Nguyễn Tây Nam, tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân. Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp cấp trung học phổ thông đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề.
Xem thêm
Phiên bản di động